Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chấm dứt việc giao biên chế không đúng thẩm quyền

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ban T chc Trung ương va t chc “Hi ngh quán trit, trin khai các văn bn mi ca Trung ương v công tác t chc xây dng Đng” theo hình thc trc tuyến.


Vi
c tinh gin biên chế s không cào bng, không máy móc (nh: ng viên xem danh sách trúng tuyn viên chc giáo dc TP.HCM). Ảnh: H.Triều

Tại đây, ông Nguyễn Quang Dương – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương – cho biết, Bộ Chính trị đã ban hành 10 văn bản liên quan đến quản lý biên chế của hệ thống chính trị, trong đó có Kết luận số 40-KL/TW ngày 18-7-2022 về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026; Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18-7-2022 về quản lý biên chế của hệ thống chính trị; Quyết định số 71-QĐ/TW ngày 18-7-2022 về tổng biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026.

“Nội dung liên quan đến quản lý biên chế rất khó, nhưng đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị quyết được tổng biên chế của toàn hệ thống chính trị trong 5 năm (giai đoạn 2022-2026). Theo đó, cả hệ thống chính trị cùng quyết tâm thực hiện tinh giản biên chế”, ông Dương nêu rõ.

Điểm mới trong chủ trương lần này là biên chế được giao giai đoạn 2022-2026 không bao gồm lao động hợp đồng. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định việc sử dụng hợp đồng lao động và trả lương, phụ cấp cho lao động hợp đồng theo quy định từ ngân sách chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị. Điểm mới nữa là Bộ Chính trị quyết định có nguồn biên chế dự phòng (khoảng 0,5% tổng biên chế) và ủy quyền cho Ban Chỉ đạo thực hiện quản lý biên chế thống nhất của hệ thống chính trị sử dụng nguồn này trong trường hợp cần thiết.

“Hai trường hợp được sử dụng nguồn biên chế dự phòng là thành lập tổ chức mới hoặc cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền giao thêm nhiệm vụ mới”, ông Dương nhấn mạnh.

Cũng theo ông Dương, các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chủ trương này để việc quản lý, sử dụng biên chế ở các địa phương, cơ quan, đơn vị từng bước đi vào nền nếp, đúng nguyên tắc, đúng quy định của Trung ương. Ngoài ra, trong nhiệm kỳ này, Ban Tổ chức Trung ương sẽ phải hoàn thành danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.

Nói về nguyên tắc quản lý biên chế, ông Dương khẳng định, Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo quản lý biên chế của hệ thống chính trị; các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm quản lý biên chế theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, việc giao chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền quyết định. Điều này đảm bảo cho việc giao biên chế gắn với đổi mới, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cải cách hành chính và chính sách tiền lương.

Phát biểu kết luận hội nghị, bà Trương Thị Mai – Trưởng ban Tổ chức Trung ương – nhấn mạnh, Bộ Chính trị đã quyết định phải đẩy mạnh tinh giản biên chế theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tinh thần này phải được triển khai thực hiện tại tất cả các cấp ủy, tổ chức Đảng. Theo đó các cấp ủy, tổ chức Đảng phải nhận thức đầy đủ về việc tinh giản biên chế, không phải chỉ giảm số lượng mà quá trình này phải gắn với mục tiêu cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn là bước đi đầu tiên; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị là mục tiêu.

“Phải tập trung đánh giá để sắp xếp biên chế phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, không cào bằng, không máy móc. Thẩm quyền này thuộc Ban Thường vụ các cấp ủy, tổ chức Đảng phải quan tâm triển khai thực hiện”, bà Mai nhấn mạnh và khẳng định: “Giảm nhưng chất lượng, hiệu quả không cao là không đạt yêu cầu. Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng chấm dứt việc giao biên chế không đúng thẩm quyền, tự giao biên chế vượt quá số lượng cho phép và sẽ phải xử lý nghiêm sai phạm xảy ra”.

Cũng theo bà Mai, cần tiếp tục hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, bởi đây là cơ sở rất quan trọng để quyết định số lượng biên chế. Từng vị trí việc làm phải xây dựng thêm khung năng lực làm việc. Đây là việc khó thực hiện nhưng không thể không làm. Đồng thời cần tiếp tục triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương để tạo động lực cống hiến, làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức.

T.B

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)