Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chăm lo nhà ở cho người có công cách mạng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thc hin quyết đnh ca Thng Chính ph v h tr nhà cho ngưi có công cách mng, gn 9 năm qua, TP.Đà Nng đã trin khai nhiu chương trình mang li hiu qu tích cc giúp nhiu gia đình có công cách mng vưt qua khó khăn, có mái nhà vng chãi che nng, chn mưa…


Ông Lương Nguyn Minh Triết – Phó Bí thư Thưng trc, Ch tch HĐND TP.Đà Nng thăm hi gia đình bà Nguyn Th Kim Tiến sau khi đưc h tr xây nhà

Nim vui trong ngôi nhà mi

Tháng 8 ở miền Trung ngấp nghé những trận mưa lớn. Mùa bão luôn là nỗi ám ảnh đối với nhiều người dân nghèo, lo mưa dột, bão sập nhà. Nhưng mùa bão năm nay, đối với nhiều gia đình chính sách ở TP.Đà Nẵng, gánh nặng âu lo ấy dường như được trút xuống. Đứng trong căn nhà mới khang trang, bà Nguyễn Thị Kim Tiến (phường Hòa Khê, quận Thanh Khê) vui vẻ cho biết: “Mấy chục năm thao thức lo mưa bão, nhờ được Nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng để xây nhà mới nên năm ni gia đình tui được kê cao gối ngủ ngon rồi”.

Vợ chồng bà Tiến từng tham gia quân ngũ, làm nhiệm vụ ở Campuchia những năm 1980. Trở về quê sau đó, ông Nguyễn Vĩnh Long (chồng bà Tiến) làm thợ nề, “thợ đụng” – đụng đâu làm đó; còn bà Tiến làm công nhân may. Mấy năm lại đây, tuổi cao, sức yếu nên hai ông bà nghỉ việc. Đời sống khó khăn, nuôi 3 người con ăn học nên bao nhiêu năm nay cả gia đình họ sống trong mái nhà cấp 4 xuống cấp trầm trọng.

“Mưa thì cả nhà vội vàng đi kiếm mấy tấm áo tiện lợi để hứng nước dột, nắng thì chiếu xiên qua cả mái khiến mình ngồi trong nhà cũng phải đội nón. Kinh tế khó khăn nên việc nghĩ đến một mái nhà vững chãi chỉ là ước mơ thôi. Ước mơ đó giờ thành sự thật rồi, hôm hoàn thành nhà cả hai vợ chồng vui đến không ngủ được”, bà Tiến kể. 

Cùng chung niềm vui, ông Hồ Văn Được, thương binh 4/4 (phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê) chia sẻ: “Vợ chồng tui già rồi, các con không mấy khá giả nên không nghĩ là mình có thể xây được nhà. Đầu năm nay được Nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng, hai vợ chồng bàn với các con vay mượn thêm của người thân để xây lại ngôi nhà cho vững chãi. Đời mình già rồi, chịu mưa dột nắng dội đã đành, còn các cháu nhỏ thì tội lắm. Giờ có nhà rồi, tuổi già yên tâm hơn”.

Đó là 2 trong số hàng trăm ngôi nhà dành cho gia đình chính sách, người có công cách mạng được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa trên địa bàn quận Thanh Khê. Bà Nguyễn Thị Ý Nhi – Trưởng phòng Lao động – Thương binh & Xã hội quận Thanh Khê – cho biết, 5 năm qua, địa bàn quận có 237 căn nhà được xây mới, 855 căn nhà được sửa chữa. Riêng đầu năm 2022 đến nay đã hỗ trợ xây mới 32 căn nhà, sửa chữa 156 căn nhà. Quá trình thực hiện hỗ trợ bà con sửa chữa, xây mới, đơn vị chủ động phối hợp với các cấp chính quyền theo dõi, giám sát để đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng.

Ông Nguyễn Văn An – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh & Xã hội TP.Đà Nẵng – cho biết, nhằm chăm lo cho đời sống của các gia đình có công cách mạng, trong vòng gần 9 năm (từ 2014 đến nay), TP.Đà Nẵng đã triển khai hỗ trợ sửa chữa, xây mới 10.491 nhà (sửa chữa: 7.980 nhà; xây mới: 2.511 nhà) với tổng kinh phí trên 329 tỷ đồng. Trong đó, nhóm thân nhân liệt sĩ được thụ hưởng trên 4.000 hộ, chiếm tỷ lệ 38,12%. Đến nay, đa số các gia đình được hỗ trợ kinh phí đều đã hoàn thành các hạng mục sửa chữa, xây mới nhà và từng bước ổn định cuộc sống.

“Theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ xây mới là 40 triệu đồng, hỗ trợ sửa chữa là 20 triệu đồng. Ngoài mức hỗ trợ theo quy định của Trung ương, Đà Nẵng hỗ trợ thêm kinh phí xây mới, sửa chữa nhà ở. Trong đó, hỗ trợ thêm 20 triệu đồng/hộ đối với nhà xây mới; hỗ trợ thêm tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ đối với trường hợp sửa chữa nhà ở”, ông An cho biết thêm.

Bo đm n đnh cuc sng cho ngưi có công

Những năm qua, Đà Nẵng luôn quan tâm thực hiện tốt các chương trình an sinh, phúc lợi xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần đối với gia đình người có công cách mạng. Ngoài các chính sách ưu đãi của Trung ương, Đà Nẵng cũng ban hành chính sách hỗ trợ vượt trội đối với gia đình chính sách, góp phần nâng cao mức sống lên bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình so với người dân nơi cư trú. Hiện thành phố có trên 100 nghìn lượt người có công với cách mạng, trong đó có gần 18.000 liệt sĩ với hơn 28.000 thân nhân; hơn 10.000 thương, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh; 3.367 bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện còn sống 105 mẹ) và gần 19.000 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến hưởng trợ cấp 1 lần…

Đến nay, thành phố có gần 18.500 lượt đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng, kinh phí chi trả gần 30 tỷ đồng/tháng. Ngoài ra, nhân dịp Tết Nguyên đán và Ngày Thương binh – Liệt sĩ hằng năm, thành phố chi trung bình mỗi năm gần 40 tỷ đồng tặng quà cho gần 70.000 lượt người.

Bên cạnh các chính sách nêu trên, để góp phần chia sẻ khó khăn và nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình chính sách, ngay khi Trung ương Đảng, Chính phủ có chủ trương hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện về nhà ở, Đà Nẵng đã chủ động ban hành “Đề án hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho gia đình người có công với cách mạng” trên địa bàn, ứng trước kinh phí và tích cực vận động các cơ quan, đơn vị, mặt trận, đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp tiến hành sửa chữa, xây dựng nhà ở cho gia đình người có công có nhà ở xuống cấp từ năm 2014.

Ông Lương Nguyễn Minh Triết – Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng – cho biết, Đà Nẵng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, đề xuất nâng kinh phí hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho người có công trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, việc chăm lo đời sống cho các gia đình người có công không thể chỉ xuất phát từ Nhà nước và xã hội mà cần có sự tham gia bằng nội lực tự thân của các gia đình. Nhà nước và xã hội luôn tạo điều kiện, cơ hội cho các gia đình người có công cải thiện, ổn định cuộc sống; đồng thời, các gia đình cần phải nắm bắt được cơ hội, điều kiện để vươn lên làm giàu một cách bền vững, chính đáng cho bản thân và đóng góp cho xã hội.

Nhìn chung, chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công trên địa bàn Đà Nẵng đã góp phần tạo ra diện mạo mới, đảm bảo chất lượng, quy mô và tính bền vững về nhà ở cho gia đình chính sách, nhất là các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn. Qua đó góp phần đáng kể vào chương trình mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn.

“Có thể những ngôi nhà được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa chưa to, chưa đẹp như mong muốn nhưng đó là những ngôi nhà của nghĩa tình, của sự đoàn kết và sự đồng thuận xã hội. Bà con đã có một nơi an toàn để ở, có một nơi ấm cúng để thờ phụng ông bà tổ tiên, là nơi yên bình để sinh hoạt gia đình”, ông Triết nói.

Yên Phan

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)