Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chăm lo phụ nữ nông thôn thời công nghệ 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ph n nông thôn làm thuê (nh minh ha).  Ảnh: I.T

Trong công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta ngày càng được cải thiện – trong đó có đời sống của phụ nữ – một lực lượng xã hội to lớn, chiếm 51,48% dân số cả nước. Tuy vậy, chị em phụ nữ và trẻ em gái nông thôn, miền núi và hải đảo (gọi chung là phụ nữ nông thôn – PNNT) so với phụ nữ thành thị, đời sống vẫn còn rất nhiều khó khăn và chịu nhiều thiệt thòi.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, hàng triệu PNNT gia nhập các lực lượng vũ trang cách mạng, đi dân công hỏa tuyến, vào các đơn vị thanh niên xung phong, lập nên nhiều kỳ tích. Hàng chục vạn bà mẹ Việt Nam anh hùng là PNNT, có bà mẹ đã cống hiến cho Tổ quốc tới 6-7 người thân, thậm chí có tới 11 người, là chồng, con trai, con gái, con rể, con dâu là liệt sĩ!

Hiện nay, nông dân nước ta chiếm 75% dân số cả nước, thì 70% sức lao động là phụ nữ, tức là khoảng trên 50 triệu chị em. Lực lượng lao động là PNNT rất đông đảo! Chị em đã góp công sức lớn liên tục đưa sản lượng lương thực quốc gia lên 32-33 triệu tấn/năm, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới, nông sản nước ta xuất khẩu ngày càng nhiều và có uy tín trên thị trường quốc tế, đồng thời làm các ngành nghề có giá trị kinh tế đáng kể.

Như vậy, vai trò của PNNT là rất quan trọng, công lao của họ thật là to lớn. PNNT đã cùng với phụ nữ cả nước xứng đáng với 8 chữ vàng của Bác Hồ trao tặng: “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”!

Nhưng hiện nay, tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn, miền núi còn cao. Trong các hộ nghèo, khổ nhất vẫn là phụ nữ. Qua các vụ thiên tai, ta càng thấy rõ thực trạng đáng buồn này. Tần tảo lao động, chắt chiu nuôi nấng con cái, chị em âm thầm gánh chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống gia đình và trong sự tiến bộ xã hội. Văn hóa thấp thì khó kiếm việc làm ở các cơ quan Nhà nước hay các doanh nghiệp. Những chị em có chồng bị nhiễm chất độc da cam thì lại càng cơ cực, khốn khổ. Đời sống nghèo khó khiến sức khỏe PNNT cũng yếu kém, dẫn đến tỷ lệ suy dinh dưỡng và bệnh tật của trẻ em nông thôn rất cao.

PNNT còn phải gánh chịu nhiều tai họa do các tệ nạn xã hội. Bạo lực gia đình khá phổ biến ở nông thôn, miền núi mà nạn nhân hầu hết là phụ nữ. Nhiều kẻ làm chồng, làm cha vũ phu, vì nghiện ngập rượu chè, ma túy, cờ bạc, trai gái, hoặc ghen tuông vô cớ mà “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ con, khiến nhiều chị phải mang thương tích, tàn phế, thậm chí thiệt mạng, hoặc bị lây nhiễm HIV. Nhiều cháu gái nhỏ nông thôn, miền núi phải chịu nạn tảo hôn, nạn loạn luân do cha đẻ, cha dượng, anh em, họ hàng gây ra. Nhiều chị em phải bán ruộng, vay nợ lãi để nộp cho các doanh nghiệp “ma” hoặc những “trung tâm giới thiệu việc làm” để được đi lao động ở nước ngoài, nhưng đã bị bọn này lừa đảo, mất cả chì lẫn chài, mang nợ chồng chất hoặc bị bán vào các ổ mại dâm. Nạn lừa đảo buôn bán phụ nữ – nhất là các em gái – để kẻ xấu cướp đoạt tình, tiền và sát hại chị em diễn ra đáng báo động. Nhiều bà mẹ bị con cháu ngược đãi, phải bỏ nhà đi biệt tăm, hoặc vào các trại tế bần. Số phụ nữ bị hãm hiếp, trong đó có nhiều trẻ vị thành niên, thậm chí mới vài tuổi, ngày càng tăng. Những chị em ra ngoài thành thị buôn thúng bán mẹt, chè chai lông vịt, hoặc đi làm thuê, có những hoàn cảnh và tâm sự rất đáng thương cảm.

Đời sống văn hóa của PNNT cũng còn rất nhiều hạn chế. Học hành phần nhiều dở dang. Số nữ sinh viên các trường ĐH-CĐ là người nông thôn, miền núi ít hơn hẳn nữ sinh viên ở thành thị. Không phải nhà nào cũng có ti vi, dù là đồ nội địa cũ kỹ. Sách báo là thứ xa xỉ phẩm đối với chị em. Các buổi xem văn nghệ, nghe phổ biến về kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh phòng bệnh… ít được tổ chức ở các làng, bản.

Quan tâm chăm lo đời sống phụ nữ nói chung – nhất là PNNT, đặc biệt là phụ nữ các dân tộc thiểu số – là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta; nhưng việc thực thi còn nhiều yếu kém, bất cập. Công cuộc CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 cần phải tập trung vào khâu trọng yếu – là từng bước hiện đại hóa nông thôn và miền núi. Cần hết sức coi trọng chất lượng tăng trưởng kinh tế vững chắc ở nông thôn, miền núi, hải đảo; cấp đất nông nghiệp, bãi bồi, đất rừng cho chị em sản xuất và trồng trọt; tăng cường cho vay vốn, hướng dẫn chị em chuyển đổi giống – cây – con, áp dụng tiến bộ KHKT; xây dựng hệ thống điện – đường – trường – trạm tốt (hiện nay, ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các tỉnh miền núi, còn quá nhiều trường học, phòng học tranh tre nứa lá hoang tàn, đến mức mà chúng ta không thể tưởng tượng được trên một đất nước đang được gọi là “có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội vào loại nhanh nhất ở các nước châu Á và châu Phi”!).

PNNT phải có cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Ở đâu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQVN và hội phụ nữ thật sự coi trọng công tác phụ vận, thì ở đó đời sống vật chất và tinh thần của chị em sẽ được cải thiện. Cần phải đặc biệt quan tâm phụ nữ thuộc diện chính sách, phụ nữ cao tuổi, vì đời sống của họ gặp nhiều khó khăn nhất. Luật pháp cần xử lý kịp thời và nghiêm khắc những hành vi xâm hại, lừa đảo phụ nữ, để bảo vệ quyền sống của chị em. Mặt khác, người PNNT kể từ em học sinh đến bậc cao tuổi, cần nâng cao hiểu biết pháp luật, gắng gỏi vượt lên hoàn cảnh để tự bảo vệ mình, tự khẳng định mình, làm cho mình có cuộc sống tươi vui, xây dựng các gia đình văn hóa và góp phần vào sự phát triển đất nước. Những nội dung nêu trên là rất thiết thực, cần kíp, phù hợp với tinh thần của chủ đề năm 2019 “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động.

Đào Ngc Đ (Hi Phòng)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)