Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chăm sóc, giáo dục trẻ em là nhiệm vụ của toàn xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Tiu ban Giáo dc mm non, Hi đng Quc gia giáo dc và Phát trin nhân lc va t chc Hi tho tham vn gii pháp phát trin cơ s giáo dc mm non (GDMN) và nâng cao cht lưng nuôi dưng, chăm sóc, giáo dc tr ti đa bàn đô th, khu công nghip (KCN).

Đại biểu phát biểu tại hội thảo

Tại đây, các nhà quản lý giáo dục chỉ ra không ít hạn chế của GDMN tại các địa bàn có KCN hiện nay, qua đó đề xuất nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng GDMN ở những khu vực này.

Nhiu điu kin chưa đáp ng nhu cu gi tr

Cuối năm học 2023-2024, cả nước có 15.256 trường mầm non, trong đó có 12.072 trường công lập và 3.184 trường ngoài công lập (tỷ lệ 21%), ngoài ra còn có 17.444 cơ sở GDMN độc lập tư thục, dân lập. Tại 221 đơn vị cấp huyện thuộc 59/63 tỉnh, thành phố có KCN có 13.137 cơ sở GDMN, trong đó 3.612 trường công lập, 1.770 trường ngoài công lập và 7.755 cơ sở GDMN độc lập tư thục. Các cơ sở này huy động được hơn 1,8 triệu trẻ em, trong đó tỷ lệ trẻ em là con công nhân chiếm khoảng 21,5%.

Những chính sách hỗ trợ đối với GDMN tại địa bàn có KCN đã góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở GDMN độc lập tư thục, giảm bớt khó khăn đối với công nhân, người lao động làm việc tại KCN, góp phần bảo đảm chất lượng GDMN ở khu vực này.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, hiện còn nhiều khó khăn trong phát triển GDMN tại địa bàn đô thị và nơi có KCN. Đơn cử, tỉnh Bắc Giang có 8 KCN đang hoạt động, nhu cầu người lao động gửi trẻ đến cơ sở GDMN rất cao nhưng tỉnh này đang thiếu quỹ đất để xây dựng các công trình cơ sở GDMN.

Theo ThS. Nguyễn Văn Thêm – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang, các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất đều có quỹ đất hạn hẹp, việc tìm quỹ đất ở trong KCN, cụm công nghiệp, vận động các doanh nghiệp mở trường học trên phần đất thuê để xây dựng cơ sở GDMN rất khó khăn. Nguyên nhân do trước đây, khi quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp không có phần đất dành cho giáo dục. Hiện tại, phụ huynh thường gửi con vào trường mầm non công lập hoặc gửi vào các cơ sở GDMN độc lập tư thục trên địa bàn.

Bắc Ninh hiện có 12 KCN đang hoạt động. Năm 2024, tỉnh này có 177 trường mầm non, 220 cơ sở GDMN độc lập với 97.243 trẻ, trong đó 25.132 trẻ là con công nhân. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, GDMN được quan tâm và cải tiến về chất lượng. Cũng giống Bắc Giang, bên cạnh thiếu quỹ đất để xây dựng trường mầm non thì Bắc Ninh còn nhiều khó khăn khác.

ThS. Lương Thị Biển – Trưởng phòng GDMN, Sở GD-ĐT Bắc Ninh, chia sẻ địa bàn có KCN, khu chế xuất dân số cơ học tăng nhanh trong khi các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các cơ sở GDMN chưa đáp ứng được kịp thời theo các chuẩn quy định. Các chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất chưa theo kịp việc phát triển nhanh về quy mô.

Mặt khác, tác động của sự suy thoái kinh tế sau đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc đầu tư các nguồn lực đảm bảo cho GD-ĐT nói chung và GDMN ngoài công lập, KCN nói riêng. Hoạt động của các cơ sở, nhóm, lớp độc lập không ổn định nên khó khăn trong việc thu hút, quản lý, bồi dưỡng đội ngũ và hỗ trợ đồ dùng thiết bị. Đội ngũ giáo viên ở một số đơn vị chưa đảm bảo định biên theo quy định, vẫn còn tình trạng giáo viên bỏ nghề do chế độ của giáo viên chưa tương xứng với thời gian và sức lao động…

Chăm sóc, giáo dc tr em là nhim v ca toàn xã hi

Các nhà quản lý giáo dục đều nhấn mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em không chỉ là nhiệm vụ của một ngành, một cấp mà là trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp và toàn xã hội. Đặc biệt đối với những địa phương tập trung nhiều KCN, khu chế xuất, mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển nhanh, số trẻ huy động ra lớp đông thì đòi hỏi nhiều hơn nữa sự chung tay, phối hợp liên ngành để đảm bảo việc quản lý tổ chức hoạt động được toàn diện và hiệu quả.

Sở GD-ĐT Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất cho các cơ sở độc lập tư thục để khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển mạng lưới cơ sở GDMN độc lập tư thục, tiếp tục góp phần giảm quá tải số trẻ ra nhóm, lớp trong các cơ sở GDMN công lập, đáp ứng nhu cầu gửi con đến trường của nhân dân. Đồng thời, hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho giáo viên tại các cơ sở GDMN ngoài công lập để cơ sở GDMN ngoài công lập chi trả lương cao hơn cho giáo viên, giúp họ yên tâm công tác. Theo sở này, tỷ lệ giáo viên mầm non ngoài công lập thuộc các huyện có KCN, cụm công nghiệp đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 thấp, chỉ đạt 36%. Chính vì vậy, số giáo viên mầm non ngoài công lập được hưởng các chế độ này còn thấp.

Trong khi đó, bà Triệu Thị Thu Hằng – Phó Trưởng phòng GDTX,CN – GDMN, Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất Quốc hội xây dựng Nghị quyết về chính sách phát triển GDMN đến năm 2025 tầm nhìn 2030. Tiếp tục duy trì việc thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8-9-2020 của Chính phủ, mở rộng cho tất cả đối tượng là con công nhân KCN, KCX, khu đông dân cư. Bà cũng đề xuất Bộ GD-ĐT tham mưu với Chính phủ có cơ chế chính sách hỗ trợ về kinh phí, thuế, chính sách cho giáo viên để phát triển GDMN ngoài công lập nói chung và GDMN ở các KCN nói riêng.

Bên cạnh những đề xuất trên, nhiều ý kiến đề xuất các bộ, ngành cần có văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện các hợp đồng hợp tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực giáo dục nói chung, GDMN nói riêng để việc thực hiện hợp tác, xã hội hóa diễn ra thuận lợi hơn.

PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GDMN, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam khuyến nghị cần điều chỉnh các quy định pháp luật đảm bảo thể hiện đầy đủ các mô hình PPP trong GDMN, tạo hành lang pháp lý cho triển khai trong thực tiễn. Bà ví dụ, hiện nay thiếu quy định dịch vụ tính phí trong trường công đã gây nhiều khó khăn cho thực tiễn phát triển cơ sở GDMN công lập và khó đảm bảo chế độ làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non. Chế độ hỗ trợ trẻ em, giáo viên và cơ sở GDMN theo Nghị định 105/2020 bộc lộ nhiều khó khăn trong thực tiễn thực hiện, sự hỗ trợ còn thấp nên chưa tạo động lực cho các cơ sở GDMN tư thục trong phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục ở các khu vực có KCN.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi –  Trưởng Tiểu ban GDMN ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến phát biểu và đề xuất của các đại biểu. Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển cơ sở GDMN và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại địa bàn đô thị và nơi có KCN để xây dựng, hoàn thiện dự thảo đề án “Nâng cao chất lượng GDMN tại địa bàn đô thị, KCN giai đoạn 2024-2030, định hướng đến năm 2045”.

Theo Bộ GD-ĐT, đề án “Nâng cao chất lượng GDMN tại địa bàn đô thị, KCN giai đoạn 2024-2030, định hướng đến năm 2045” hướng đến mục tiêu giúp trẻ em là con công nhân, người lao động được bảo đảm công bằng trong tiếp cận dịch vụ GDMN có chất lượng.

Minh Phương

Bình luận (0)