Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Chăm sóc sức khỏe bằng đông y: Viêm mũi bệnh của thời hiện đại

Tạp Chí Giáo Dục

Viêm mũi là bệnh khá phổ biến hiện nay, nhất là tại các TP lớn. Theo các chuyên gia, viêm mũi là bệnh rất nhiều người mắc phải, chiếm gần 70% dân số cả nước. Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh dị ứng đã tăng gấp đôi trong hơn 20 năm qua, đứng đầu là viêm mũi và hen phế quản. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), bệnh viêm mũi chiếm tỷ lệ từ 15 đến 20% trong những người đến khám tại phòng khám.

Nguyên nhân thường gặp là do thay đổi về thời tiết, khí hậu; do ảnh hưởng bởi môi trường (trong nước thường do bụi bặm; khí thải công nghiệp; khói thuốc lá trong những phòng máy lạnh…); một số trường hợp bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc bị ô nhiễm… Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh do yếu tố di truyền.

Những triệu chứng biểu hiện thường gặp của bệnh viêm mũi bao gồm: hắt hơi, chảy nước mũi, nhức đầu, ngứa họng và ho… mà số đông người bệnh hay lầm tưởng rằng mình bị cảm.

Biến chứng của viêm mũi, nếu nhẹ thì thường làm nghẹt mũi, gây khó chịu trong sinh hoạt, khiến cơ thể có cảm giác uể oải, mệt mỏi (do mũi bị nghẹt nên lượng ôxy đưa lên não bị thiếu hụt); biến chứng kế tiếp là gây nhức đầu, giảm tập trung trí nhớ làm ảnh hưởng đến công việc, học tập. Ngoài ra, nếu để mũi thường xuyên bị nghẹt lâu ngày có thể dẫn đến viêm tai giữa cấp, viêm xoang do vi trùng rất nguy hiểm và khó chữa.

Đối với trẻ em, viêm mũi dị ứng thường kết hợp với viêm VA (khối sùi ở vòm mũi – họng), nếu để lâu không chữa trị sẽ làm cho cơ thể trẻ chậm phát triển. Đối với trẻ em, viêm mũi dị ứng rất dễ dẫn đến viêm tai giữa (đây là biến chứng hay gặp nhất ở trẻ), có thể làm biến dạng trên khối xương mặt (biểu hiện như: răng hô, răng cửa to…).

Theo Đông y, các chứng viêm mũi đơn thuần và viêm xoang mũi cấp mãn tính … gọi là tỵ uyên và tỵ chí. Y học cho rằng, phổi (phế) có quan hệ biểu lý với tỵ (mũi), phế khai khiếu với tỵ và phế thông với tỵ là cơ năng tạng phổi có quan hệ mật thiết và thông khí với nhau. Các chứng bệnh về mũi đều do ngoại cảm phong hàn (cảm lạnh), phong nhiệt (nóng) đều do mũi truyền đến phổi. Khi mũi có bệnh thì ảnh hưởng đến phổi và ngược lại. Phế (phổi) trung hữu hỏa, phế táo thương âm (phổi khô, nóng, nhiệt, phổi yếu) hoặc phế khí bất túc (cơ năng phổi hô hấp và sự đế kháng yếu, cảm nhiễm) từ đó mà sinh ra các chứng bệnh về mũi.

Để điều trị, theo Tây y phần lớn theo phương pháp nội khoa và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ tìm đúng căn nguyên để chỉ định dùng thuốc cho phù hợp. Thông thường thời gian điều trị từ 3 – 7 ngày bệnh sẽ lui. Tuy nhiên, bệnh này thường hay tái lại khi gặp môi trường thuận lợi. Chính vì vậy, phòng bệnh viêm mũi là điều cần thiết. Các chuyên gia khuyến cáo, mọi người phải thường xuyên vận động, tập thể dục, chơi thể thao nhằm tạo sức đề kháng cho cơ thể. Khi đi ngoài trời nắng, bụi và gió thì phải mang khẩu trang. Bệnh cũng có thể tự khỏi trong vòng vài ngày (nếu cơ thể có sức khỏe tốt).

Còn trong y học dân tộc có biện chứng luận trị về mũi như sau: Nghẹt mũi do phế khí úng tắc thì dùng thuốc Tuyên thông phế khí. Nước mũi chảy trong, phong hàn (cảm lạnh) thì dùng thuốc Phát tán phong hàn. Nước mũi chảy vàng, phong nhiệt (cảm nóng) dùng thuốc Thanh tán phong nhiệt. Nước mũi nồng lẫn máu hôi tanh do phế kinh nhiệt độc dùng thuốc Thanh giải nhiệt độc. Niêm mạc và trong hốc mũi sưng đỏ, vỡ mủ do phế kinh hữu hỏa (nóng viêm) dùng thuốc Thanh tả phế quản. Thường nhảy mũi và chảy nước mũi do phế khí hư (phổi yếu, cảm nhiễm) dùng thuốc Bổ ích phế khí.

Từ biện chứng luận trị đó phương thuốc Tỵ viêm hoàn của nhà thuốc Lâm Vĩnh Sanh được bào chế theo phương thức tổng hợp, thuốc có tính năng nhanh chóng trị đúng gốc các chứng bệnh về mũi: nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm xoang… rất hiệu nghiệm. Đặc biệt phương thuốc này dùng để trị bệnh viêm mũi mãn tính lâu dài mà không gây tác dụng phụ.

Thuốc có bán tại các nhà thuốc đông y trên toàn quốc. Tại TP.HCM xin liên hệ số ĐT: 08-9041531.

BÁC SĨ MAI HỒNG

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)