Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chấm thẩm định địa phương tốt nghiệp tăng đột biến

Tạp Chí Giáo Dục

Ngoài việc thanh tra chấm thẩm định bài thi môn văn ở 3 tỉnh có kết quả thấp bất thường, Bộ GD-ĐT sẽ chọn ngẫu nhiên chấm thẩm định một số địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp tăng đột biến.  Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục (Bộ GD-ĐT) Trần Văn Nghĩa cho biết như vậy khi trao đổi với VietNamNet chiều 22/6.

Phó Cục trưởng Cục Khảo thí Trần Văn Nghĩa: "Cuối tuần sẽ công bố kết quả HS tốt nghiệp cả nước"
 Ông Trần Văn Nghĩa cho biết: Đến thời điểm này ,đã có 2/3 địa phương báo cáo kết quả tốt nghiệp THPT và Bổ túc THPT.
Đánh giá sơ bộ kết quả tốt nghiệp năm nay cao hơn năm ngoái, với tỷ lệ HS tốt nghiệp khoảng trên 80%.
Có 3 tỉnh có đề xuất Bộ xem xét lại kết quả thi môn Văn vì giảm nhiều so với năm ngoái là An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Hiện, Bộ GD-ĐT đã thành lập đoàn thanh tra tiến hành chấm thẩm định bài thi môn văn ở 3 tỉnh nói trên.
Việc chấm thẩm định sẽ chọn ngẫu nhiên một lượng bài nhất định để xem Hội đồng chấm thi đã chấm đúng hay sai.
Nếu chấm sai sẽ bị xử lý theo quy chế, còn HS thấy không bằng lòng với kết quả thi của mình sẽ làm đơn phúc khảo.
Ngoài ra, Bộ cũng sẽ chọn ngẫu nhiên chấm thẩm định một số địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp tăng đột biến để đánh giá tình hình.
Một số nhận định cho rằng kết quả tốt nghiệp năm nay cao hơn năm ngoái vì đề thi dễ. Quan điểm của ông?
Kết quả cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể, kết quả tốt nghiệp cao là do chất lượng dạy và học ở phổ thông đã tốt hơn.  
Điểm cao cũng chưa phản ánh được gì, điểm thấp cũng chưa thể khẳng định chấm khó mà có thể chất lượng HS có vấn đề.
Do đó, phải chờ các địa phương báo cáo để có phân tích cụ thể. 
Việc thực hiện chấm chéo đã cho kết quả khách quan hơn, việc vận chuyển bài thi không có địa phương nào kêu ca rườm rà.
Tuy có một số địa phương đề nghị xem xét vì kết quả môn thi văn bất thường, nhưng nếu không có vấn đề gì thì chấm chéo trở nên vô nghĩa.
Thực tế, từ cơ sở phân tích dữ liệu điểm thi tốt nghiệp những năm trước cho thấy, kết quả thi năm ngoái nhìn chung đều được chấm nới tay hơn – đáng chỉ được 5 điểm thì nâng lên 6 điểm.  
Chấm chéo + barem điểm chi tiết = điểm chặt hơn?
Thưa ông, căn cứ vào đâu để khẳng định chấm chéo cho kết quả khách quan hơn trong khi vẫn còn không ít ý kiến băn khoăn về kết quả điểm thi có thực sự công bằng như mong muốn? 
– Vì, không thể có hiện tượng giáo viên của sở này trù dập HS của sở kia.
Họ không làm điều đó vì một mặt trái với lương tâm, mặt khác sai nguyên tắc của Bộ sẽ bị kỷ luật.
Nhưng cũng có tâm lý, tự chấm cho HS địa phương mình thì sẽ “nới tay” hơn.
Thường, độ lệch điểm trong bài tự luận cao hơn trắc nghiệm.
Do đó, Bộ cũng đã xử lý độ “rơ” trong chấm tự luận bằng quy định barem điểm chấm thi chi tiết tới 0,25 điểm.
Chấm chéo đã hạn chế độ lệch điểm trong chấm bài thi tự luận. Thay vì chấm nới tay như năm trước thì người chấm sẽ chặt hơn để thực hiện đúng quy định.
Nhưng với các môn tự nhiên, barem điểm càng quy định chi tiết thì kết quả càng chính xác. Còn môn tự luận thì barem điểm quy định chi tiết đã làm khó người chấm – kết quả sẽ máy móc, cứng nhắc?
– Khi lệch barem điểm thì sẽ cho kết quả lệch. Trong barem điểm Bộ GD-ĐT đã quy định chi tiết đến khung điểm từng ý, nhưng tùy bài thi sáng tạo, đúng ý có thể cho điểm cao hơn.
Hiện chưa có kết quả chấm thẩm định bài thi môn Văn của 3 tỉnh nói trên – An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp nên chưa thể nói lý do vì sao kết quả đạt thấp. Khoảng cuối tuần này Bộ sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp cả nước cũng như kết quả chấm thẩm định…
Một số ý kiến đề xuất, sang năm 2010 nếu áp dụng chấm chéo như năm nay Bộ không nên bí mật danh sách tỉnh này chấm thi cho tỉnh kia. Đề xuất này có hợp lý không thưa ông?
– Vẫn phải công bố danh sách tỉnh chấm thi chéo để đảm bảo công bằng. Việc chấm thi căn cứ vào barem điểm quy định của Bộ GD-ĐT nên kết quả sẽ khách quan.
Cảm ơn ông!
Kiều Oanh (Vietnamnet)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)