Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Chấm thi THPT quốc gia 2019 môn văn: Khi “Sông Hương như… người tình hóa Tây Thi”!

Tạp Chí Giáo Dục

Trc tiếp tham gia công vic chm thi, qua s quan sát và tng hp ca chúng tôi, có th thy, có 10 li rt ph biến sau đây trong bài làm ca thí sinh. Chính nhng li sai này đã tr li cho thc mc ca nhiu ngưi: Ti sao đ thi đưc đánh giá là va sc, đáp án chm cũng ch có nhng yêu cu rt đơn gin, thế mà đim thi môn văn ca thí sinh trên cc không cao?

Theo tác gi, đ thi môn văn năm nay đưc đánh giá là va sc nhưng đim thi ca thí sinh li không cao. Trong nh: Thí sinh thi THPT quc gia 2019 trao đi sau bui thi môn văn. Ảnh: N.Nhung

Mt 0,5 đim phn đc hiu và ít bài đt 2 đim viết đon văn

Ở phần đọc hiểu rất ít thấy bài làm nào đạt từ 2,5 – 2,75 điểm. Và bài đạt điểm 3 thì hầu như… vắng bóng. Tại sao? Ở câu 1 (xác định thể thơ, 0,5 điểm), đây được xem như là câu “chống điểm liệt”, đề thi năm ngoái cũng đã hỏi về đoạn thơ của Nguyễn Duy. Thế mà rất nhiều thí sinh đã trả lời sai, mỗi xấp (24 bài) có đến khoảng gần 10 thí sinh trả lời sai. Các phương án thí sinh đưa ra trả lời ở đây thật là khó tin nổi, như: thể thơ lục bát, thể thơ tự sự, nhiều nhất là xác định thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (!?). Câu 2 và 3, thí sinh chủ yếu trả lời được 1 ý đầu trong 2 ý của đáp án. Cho nên theo thang điểm, đa số thí sinh chỉ đạt được 0,5 điểm trên mỗi câu. Đây là lỗi về kỹ năng trả lời câu hỏi của thí sinh mà chúng tôi thường khuyên. Đó là không nên đơn giản hóa câu trả lời, thí sinh phải trả lời cặn kẽ, chi tiết, thấu đáo, hết ý của câu hỏi. Trả lời càng nhiều ý càng tốt. Vì vậy, thiếu các ý quan trọng: “Bộc lộ niềm thương cảm của tác giả” (câu 2); “Tạo giọng điệu hào hứng, say mê” (câu 3). Hầu hết thí sinh trả lời theo kiểu chung chung, chưa đủ ý, như “tăng sức gợi cảm…”, “nhấn mạnh…” (tác dụng của phép điệp, câu 3), còn về cái gì thì không nêu được, nên không có điểm. Có thí sinh hiểu sai nội dung 2 câu thơ và nghệ thuật nên đã “đi lạc” đến tận… bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: “Một chàng trai luôn vươn tới hạnh phúc mặn mà đến người mình thương” (câu 2), hoặc câu 3 là “Khát vọng về tình yêu đôi lứa như những con sóng” (!?). Câu 4 cũng rất ít thí sinh đạt trọn 1 điểm, mà chủ yếu được 0,5 điểm. Theo đáp án, câu này cũng đòi hỏi phải có 2 ý trả lời: “Hành trình theo đuổi ước mơ là hành trình gian khó, nhiều thách thức; thể hiện ý chí mạnh mẽ của con người được tiếp nối qua các thế hệ” và “Suy nghĩ của bản thân”. Mỗi ý 0,5 điểm. Nhưng đa số chỉ nói chung chung ý đầu, còn phần nêu suy nghĩ thì không cụ thể rõ ràng, rất mờ nhạt. Từ thực tế đó, điểm phần đọc hiểu không cao, trong khoảng 1,75 – 2 điểm. Và rất hiếm bài đạt điểm tối đa, 3 điểm.

Bài văn đim 9 đu tiên ti TP.HCM đưc t chm chung

Bài văn đạt điểm 9 đầu tiên, nằm trong số 6 bài văn đạt 9 điểm tại hội đồng chấm TP.HCM được cả tổ chấm thống nhất cho điểm khi họp đáp án chấm vào sáng 30-6. Bài làm chỉ trong 2 tờ giấy thi nhưng sạch sẽ, rõ ràng, không bôi xóa, chữ viết khá đẹp. Điểm rải đều và khá cao ở các phần: phần đọc hiểu 2,75 điểm; câu viết đoạn văn 1,75 điểm; và câu nghị luận văn học 4,5 điểm.

Câu nghị luận xã hội (viết đoạn văn khoảng 200 chữ) điểm tương đối đều hơn, song ít thấy đột biến. Cũng rất dễ hiểu là vì đề tài yêu cầu câu này quá quen thuộc với thí sinh, bàn về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống. Tuy vậy, dễ viết song khó hay, cần tư duy xã hội và dẫn chứng thực tế, giám khảo cũng yêu cầu cao hơn, nên nhiều bài làm khó đạt yêu cầu. Vì vậy điểm tuyệt đối (2 điểm) của câu này cũng rất ít thấy. Đa số thí sinh đạt từ 1,5 đến 1,75 điểm, thỉnh thoảng có bài viết kém (0,5, 0,75 điểm).

Ít… mn mà vi th loi bút kí

Do thang điểm là 5, nên thí sinh mất điểm nhiều nhất là ở câu nghị luận văn học, “cảm nhận về hình tượng sông Hương, và từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Câu hỏi có 2 vế yêu cầu rất rõ. Tuy nhiên, hầu hết thí sinh chỉ phân tích được vế đầu, vế sau triển khai rất mờ nhạt, nói chung chung, chỉ nêu được một vài nhận xét. Có đến hơn 1/3 bài làm của thí sinh đi phân tích sông Hương trong hết cả tác phẩm, trong khi đề bài chỉ yêu cầu ở đoạn thượng nguồn và có chép cả đoạn văn bản ra trong đề. Đây là hậu quả của cách học ôn quá lệ thuộc tài liệu, văn mẫu, thiếu sáng tạo, yếu kỹ năng… Nhiều thí sinh bỏ giấy trắng, hoặc viết rất sơ sài, thiếu kết bài, thiếu hứng thú, thiếu nhiệt tình.

Có nhiều lỗi trong bài làm câu này, như nhầm lẫn kiến thức với bài về sông Đà của Nguyễn Tuân: “Sông Hương như một áng tóc trữ tình tuôn dài tuôn dài…”, “Sông Hương trong mắt của Hoàng Phủ Ngọc Tường như người tình hóa Tây Thi…” (!?). Nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu và bố cục của bài văn tích hợp… Vì vậy điểm của câu này phổ biến trong khoảng 2,25 – 2,5 điểm.

Trn Nhân Trung

 

Bình luận (0)