Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Chẩn bệnh qua màu sắc lưỡi

Tạp Chí Giáo Dục

Bạn có biết vì sao nhiều bác sĩ kiểm tra lưỡi khi bạn bị ốm? Trên thực tế, màu sắc lưỡi có thể tiết lộ tình trạng bệnh.

Ảnh: Shutterstock

Lưỡi đỏ: Nóng bất thường trong người làm cho nụ vị giác (những hạt nhỏ lấm tấm trên lưỡi để nhận thức được vị) trông như bị sưng, từ đó khiến cho lưỡi có vẻ đỏ. Thiếu hụt vitamin, sốt phát ban và bệnh Kawasaki (với các triệu chứng sốt cao kéo dài, phát ban đỏ khắp cơ thể, hai mắt đỏ, lưỡi đỏ, bong rộp miệng…) là vài nguyên nhân khiến lưỡi đỏ. Cần bổ sung chất sắt, vitamin B12 và vitamin B3 trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Lưỡi hơi đen hoặc ngả vàng: Có thể đây là tình trạng vô hại, xảy ra chủ yếu là do vệ sinh răng miệng kém. Đôi khi vi khuẩn và nấm men mắc kẹt dọc theo bề mặt trung tâm của lưỡi, do đó tạo thành mảng đen trên da. Hút thuốc lá, uống quá nhiều cà phê và thói quen ăn uống không lành mạnh góp phần làm lưỡi biến màu. Vệ sinh răng miệng tốt giúp giải quyết tình trạng này.
Lưỡi nâu: Có thể cảnh báo giai đoạn sớm của ung thư da. Nếu có một đốm nâu trên lưỡi và nó trở nên sẫm màu hơn thì nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.
Lưỡi tím: Viêm phế quản mãn tính, nồng độ cholesterol cao và ăn nhiều thực phẩm lạnh là những lý do khiến lưỡi có màu tím. Bổ sung đủ lượng tỏi và gừng có thể đem lại sắc hồng bình thường cho lưỡi.
Lưỡi trắng: Mất nước, tưa miệng hoặc viêm nhiễm nấm men và leukoplakia – các tế bào tăng trưởng quá mức trên bề mặt lưỡi, thường thấy ở những người hút thuốc, là những lý do khiến lưỡi trắng. Uống nhiều nước và duy trì vệ sinh răng miệng tốt giúp khắc phục tình trạng này.

Mai Duyên

(TNO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)