Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Chấn chỉnh vi phạm giao thông bằng camera cơ động

Tạp Chí Giáo Dục

Theo ch đo ca Phòng Cnh sát giao thông đưng b – đưng st Công an TP.HCM, k t ngày 1-6-2019, công tác x lý vi phm hành chính qua hình nh (còn gi là pht ngui) đã đưc trin khai đến tt c các đơn v đi/trm CSGT trên toàn đa bàn thành ph, nhm góp phn chn chnh vi phm giao thông và xây dng ý thc giao thông cho ngưi dân.

CSGT trin khai ghi hình bng camera cơ đng nhm chn chnh vi phm giao thông trên toàn đa bàn thành ph

Xây dng ý thc giao thông cho ngưi dân

Phụ trách chính trong nhiệm vụ mới này là 17 đội/trạm chuyên tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường theo địa bàn được phân công, thay vì chỉ tập trung ở đội chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông như trước đây. Theo đó, các đơn vị tuần tra kiểm soát sẽ bố trí lực lượng ghi hình cơ động trên các tuyến đường, trong đó tập trung vào những tuyến đường trọng điểm, các khu vực phức tạp thường xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông hoặc tụ tập đua xe gây rối trật tự công cộng… Sau khi ghi hình các hành vi vi phạm, CSGT sẽ tiến hành lưu trữ dữ liệu và trích xuất các hình ảnh vi phạm, đồng thời xác minh phương tiện vi phạm thông qua biển số xe để nhập vào phần mềm xử phạt vi phạm hành chính qua hình ảnh. Khi đã hoàn tất công tác này, lực lượng chức năng sẽ thông báo cho chủ phương tiện đến trụ sở để giải quyết vụ việc. Khi đó, cán bộ xử lý vi phạm hành chính sẽ cho người vi phạm xem bản ghi hình ảnh trước khi tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.

Theo nhận định của lực lượng CSGT, sau khi triển khai thí điểm hiệu quả ở hai đơn vị gồm CSGT Bến Thành và Bàn Cờ (trong tháng 5), phương án bố trí 17 trạm/đội trên toàn địa bàn thành phố nhằm tăng cường tuần tra, giám sát và ghi hình vi phạm bằng camera cơ động là giải pháp khả quan, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm qua hình ảnh. Vì hệ thống camera giám sát hiện hữu chỉ tập trung cố định ở những khu vực trọng điểm, khiến cho công tác xử lý qua hình ảnh không thể bao quát một cách rộng rãi. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận hệ thống camera giám sát tự động này đã đem lại những kết quả tích cực trong việc đảm bảo trật tự ATGT những năm qua. Nhận định về vấn đề này, Trung tá Huỳnh Trung Phong (Trưởng phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an TP.HCM) cho biết, hiện nay trên địa bàn có rất nhiều camera ghi hình phương tiện vi phạm giao thông, phục vụ đắc lực cho công tác xử phạt vi phạm hành chính qua hình ảnh. Tiêu biểu như tại hầm vượt sông Sài Gòn, do camera ghi hình tự động nên khi di chuyển qua đây phương tiện sẽ xuất hiện hình ảnh nhiều lần trên hệ thống. Từ nguồn dữ liệu này, đơn vị chức năng sẽ tổng hợp những trường hợp vi phạm để thông báo cho chủ phương tiện đến nộp phạt. Đối với cá nhân vi phạm nhiều lỗi, đơn vị chức năng xử lý từng trường hợp, sau đó lập biên bản tổng vi phạm hành chính. Do đó, cơ quan chức năng kỳ vọng việc triển khai phương án ghi hình cơ động phủ khắp thành phố sẽ góp phần chấn chỉnh vi phạm, xây dựng ý thức giao thông cho người dân tránh tình trạng đối phó khi có cảnh sát giao thông thì lưu thông đúng quy định hoặc ngược lại.

Ngưi đóng pht ch đt khong 20%

Trong công tác xử lý vi phạm hành chính qua hình ảnh, tình trạng nộp phạt vẫn còn dựa trên hình thức tự nguyện là chính nên hiệu quả chưa cao. Theo thống kê của Phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an TP.HCM, trong năm 2018 lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt qua hình ảnh đối với 58.955 trường hợp vi phạm, với các hành vi như vượt đèn đỏ, lưu thông quá tốc độ cho phép, chạy không đúng làn đường, dừng đỗ sai quy định… Tuy nhiên, trong số đó chỉ có khoảng 12.000 trường hợp chấp hành quy định xử phạt (đạt khoảng 20%), 80% trường hợp vi phạm còn lại vẫn chưa đóng phạt. Nói về công tác xử lý vi phạm, Đại úy Trần Minh Thức (Phó đội trưởng Đội chỉ huy và điều khiển đèn tín hiệu giao thông, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt) cho biết, lực lượng chức năng chủ yếu chỉ dừng lại ở biện pháp tuyên truyền, đồng thời chuyển thông báo đến các cá nhân, hoặc phối hợp với công an địa phương nhắc nhở người vi phạm nộp phạt. Thậm chí, đơn vị còn gửi thông báo đến các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và yêu cầu doanh nghiệp đốc thúc người vi phạm đi đóng phạt. Mặc dù nỗ lực bằng nhiều phương cách, kết quả vẫn chưa được cải thiện, nhưng cơ quan chức năng cũng không thể chuyển danh sách vi phạm đến các trung tâm đăng kiểm để đề nghị dừng đăng kiểm vì chưa đủ cơ sở pháp lý. Để khắc phục tình trạng này, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an TP.HCM đã đề xuất cơ quan có thẩm quyền đề ra biện pháp chế tài nhằm buộc người vi phạm nộp phạt theo quy định chung.

Theo Trung tá Huỳnh Trung Phong (Trưởng phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an TP.HCM), giải pháp xử lý vi phạm hành chính qua hình ảnh được áp dụng cách đây 15 năm và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Theo kế hoạch, đề án camera giám sát giao thông được thực hiện từ thời điểm triển khai đến năm 2020, hướng đến mục tiêu tăng độ “phủ sóng” camera rộng khắp trên địa bàn thành phố, nhằm giám sát tình hình giao thông, an ninh trật tự, cũng như phục vụ công tác ghi hình xử phạt các hành vi vi phạm trong giao thông. Qua đó, góp phần xây dựng ý thức chấp hành Luật Giao thông một cách tự giác, vì khi có camera giám sát người tham gia giao thông sẽ tự điều chỉnh hành vi lưu thông sao cho phù hợp với quy định của Luật Giao thông đường bộ, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Bích Vân

 

Bình luận (0)