Trong sự nghiệp chính trị của mình, ông đã được tờ Time của Mỹ đặt cho biệt danh “kẻ trừng phạt”. Trong chiến dịch tranh cử, ông được mệnh danh là “Donald Trump” châu Á với một loạt phát ngôn gây sốc, kiểu như thề giết 100.000 tội phạm và lấy xác cho cá ăn.
Ông Duterte phát biểu trước những người ủng hộ trong cuộc mít tinh ở Manila ngày 7/5. |
Đảo Mindanao cũng là nơi hoạt động chính của Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, nhóm khủng bố liên kết với mạng lưới al-Qaeda và hoành hành ở Davao trong suốt thời gian qua. Đây là một trong những nơi mà quân đội Mỹ phát động cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố. 600 lính đặc nhiệm Mỹ đang chiến đấu cùng binh sĩ Philippines chống khủng bố.
Thị trưởng Davao trên chiếc xe phân khối lớn. |
Quyết tâm diệt trừ tội phạm của ông Duterte tất nhiên là gây tranh cãi. Người ta gọi ông là kẻ giết người hàng loạt. Các tổ chức nhân quyền thế giới kêu gọi điều tra nhiều năm trời. Trong báo cáo “Bạn có thể chết bất kỳ lúc nào” năm 2009, tổ chức Giám sát Nhân quyền đã kêu gọi Tổng thống Philippines khi ấy là bà Gloria Arroyo điều tra. Tuy nhiên, bà Arroyo không quan tâm. Năm 2003, bà ca ngợi cách tiếp cận cứng rắn với tội phạm của ông Duterte và về sau bổ nhiệm ông Duterte vào một vị trí cấp nội các với nhiệm vụ chống tội phạm. Hành động đó khiến Giám đốc tổ chức Giám sát Nhân quyền Kenneth Roth phải thốt lên: “Bà Arroyo đang nhận những lời cố vấn về an ninh từ một người công khai ủng hộ giết người để mang lại hòa bình và thịnh vượng”.
Ông Duterte ký tên tặng người hâm mộ. |
Sau đó, ông Duterte nắm giữ chức phó thị trưởng Davao năm 1986 trước khi giành được ghế thị trưởng năm 1988. Khi thử sức với cuộc bầu cử Hạ viện, ông Duterte cũng chiến thắng vang dội khi trở thành nghị sĩ đại diện cho Davao. Thành công lại mỉm cười với ông Duterte khi ông được bầu làm thị trưởng Davao lần nữa năm 2001. Tổng số thời gian ông làm thị trưởng Davao là 22 năm trời với 7 nhiệm kỳ liên tiếp.
Bình luận (0)