Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Chàng thủ khoa hiếu thảo

Tạp Chí Giáo Dục

K thi THPT quc gia 2019 va qua, th khoa ca Hi đng thi Cn Thơ là em Dương Nht Nam (cu hc sinh lp 12 chuyên hóa Trưng THPT chuyên Lý T Trng). Theo đó, khi B, Nam đt tng đim 27,9 (toán: 9,4; hóa: 8,75; sinh: 9,75).

Dương Nht Nam (gia) hưng dn em trai hc trên máy tính ti góc hc tp ca hai anh em, đng bên cnh là bà Lang – m hai em

Tháng 8! Trời mưa tầm tã, con hẻm liên tổ 12, 13, 14 thuộc khu vực 1 phường An Khánh (quận Ninh Kiều) trên đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, rất lầy lội. Hẻm nhỏ hẹp đang chuẩn bị mở rộng nên đầy ổ gà, mỗi khi có xe 4 bánh đi vào là xe 2 bánh đang lưu thông phải leo lên vỉa hè nhà dân để nhường đường. Ấy vậy mà muốn đến nhà của Nam còn phải rẽ vào trong một con hẻm nhỏ khác bề ngang chỉ đủ 1 người đi vào. Nếu không có Nam và mẹ em ra đón từ đầu hẻm, tôi sẽ rất khó khăn để tìm được nhà em.

1. Trong căn nhà cấp 4, bà Nguyễn Thị Lang (mẹ của Nam) vui vẻ “khoe” với tôi cuốn album với đầy đủ hình ảnh của Nam từ khi học mẫu giáo, đến tiểu học, THCS và THPT. Trong chuỗi kỷ niệm đó, rất nhiều hình ảnh Nam lãnh thưởng. Suốt thời gian học trung học, Nam luôn nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của các trường; 4 năm học THCS, em liên tục đạt danh hiệu học sinh xuất sắc toàn khối. Năm lớp 7 và lớp 8, em đoạt giải thưởng Giải toán bằng tiếng Anh cấp thành phố. Lớp 9 đoạt huy chương bạc quốc gia về Giải toán bằng máy tính cầm tay. Thi vào lớp 10, em giành ngôi vị thủ khoa lớp chuyên hóa với tổng điểm 43, sau đó đoạt nhiều giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp… Nhiều thầy cô rất ấn tượng khi nhắc về cậu học trò ngoan hiền, khiêm tốn, giản dị. Thầy Võ Thành Tâm (nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm – trường Nam học 4 năm THCS – hiện là Hiệu trưởng Trường THCS Lương Thế Vinh) cho biết: “Thầy cô trong trường rất quý mến Nam vì em học giỏi, khiêm tốn, hòa đồng, rất tuân thủ nội quy trường. Mỗi khi gặp các thầy cô và người lớn trong trường, em đều khoanh tay cúi đầu lễ phép chào…”. Nhớ về thầy Hiệu trưởng Võ Thành Tâm, Nam kể: “Những bữa đi học sớm, em hay gặp thầy hiệu trưởng ở cổng, thầy hỏi em tối qua ngủ tốt không? Em ăn sáng chưa? Hôm qua làm bài kiểm tra tốt không?… Rồi thầy cầm tay dắt em đến tận cửa lớp”.

Ở Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, 3 năm liền Nam được bạn bè tin tưởng bầu làm lớp phó học tập. Do các bạn trong lớp đều là “dân thiện chiến” nên nhiệm vụ của lớp phó học tập ngoài việc làm cầu nối giữa các bạn và thầy cô trong học tập, Nam còn quan tâm đến việc “nhẹ nhàng nhắc các bạn học đều các môn, không nên chỉ tập trung vào những môn chiến lược để xét tuyển ĐH”. Cô Mai Ánh Tuyết (giáo viên chủ nhiệm lớp Nam, từ lớp 11 đến 12) nhận xét: “Nam có năng lực học tập tốt, chuyên cần, hoàn thành tốt nhiệm vụ lớp phó học tập. Em học giỏi đều tất cả các môn, điểm trung bình môn luôn xếp loại cao nhất khối. Từ năm lớp 10, Nam đã đạt danh hiệu “Học sinh tiêu biểu nhất khối”. Đây là danh hiệu tuyên dương dành cho học sinh có điểm trung bình môn cao nhất khối, đồng thời phải có thành tích tiêu biểu trong học tập lẫn hoạt động phong trào. Trong học tập, tôi nhận thấy em rất thông minh, nhanh nhẹn, khả năng tự học rất tốt. Trong giờ học em lắng nghe thầy cô giảng bài và học với tinh thần chủ động cao. Em tích cực trao đổi và phát biểu ý kiến trong giờ học. Đặc biệt, em rất hòa đồng, vui vẻ với mọi người. Theo tôi, điều đáng quý nhất ở Nam là tính cách hiền lành, giản dị và khiêm tốn”.

2. Tôi hỏi Nam về phương pháp học tập, em cho biết quan trọng nhất là phải có ý thức và phương pháp tự học, ngoài ra còn biết học hỏi từ các bạn. Em phân tích: “Tự học sẽ đánh giá được kiến thức của mình tới đâu, biết chỗ thiếu sót để bù đắp. Trên lớp, thầy cô dạy cho tập thể, có khi thầy cô nhấn trọng tâm chỗ này, chỗ kia nhưng chưa hẳn đó là trọng tâm với mình. Ngược lại, có chỗ thầy cô lướt qua nhưng kiến thức đó mình chưa hiểu… Đối với phần nào chưa hiểu em hỏi bạn. Nếu bạn cũng không biết thì em xin thầy cô giảng lại…”.

Từ bậc THCS, Nam đã biết chuẩn bị bài học mới trước khi đến trường. Thói quen này giúp em dễ hiểu bài mới và tiếp thu kiến thức ngay trên lớp. Hàng ngày, sau giờ học tại trường, về nhà em làm các bài tập thầy cô cho, rồi tải các bài tập nâng cao trên mạng về làm tiếp. Đối với những bài tập vận dụng cao, phức tạp, em cố gắng giải, đến khi “bó tay” thì mang vào trường nhờ thầy cô hướng dẫn. Nam chia sẻ: “Em làm rất nhiều bài tập môn toán, lý, hóa, sinh. Làm càng nhiều thì kiến thức càng vững và rèn kỹ năng giải bài tập. Từ đó giúp em khi gặp các câu hỏi hoặc bài tập nào thì nhanh chóng nhận ra dạng đề, giải quyết được ngay. Riêng môn hóa, phải học kỹ phần lý thuyết sau đó chuyển sang làm bài tập để củng cố kiến thức. Một số bạn cho rằng học các môn khoa học tự nhiên chỉ cần tính toán nên ít học bài, theo em, phải học và nắm vững kiến thức lý thuyết của tất cả các bài học. Môn hóa nhiều công thức nên càng phải đầu tư học bài nhiều hơn”. Đặc biệt, Nam đánh giá cao việc học nhóm. Trong lớp, em luôn đi đầu và động viên các bạn phát huy hình thức học này: “Một nhóm thường có 4 đến 5 bạn. Học nhóm giúp phát huy trí tuệ tập thể, đào sâu hơn vấn đề, giúp kiến thức mở rộng so với kiến thức chủ quan khi học một mình”. Nhờ vậy, trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, sau khi Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn thi, Nam vui mừng vì làm các bài thi rất tốt. “Nhưng em không ngờ mình đạt điểm thủ khoa. Có được kết quả này, em rất biết ơn cha mẹ và thầy cô đã chăm lo dạy dỗ em”, Nam chia sẻ.

3. Cha của Nam – ông Dương Kim Hùng – bác sĩ phụ trách sức khỏe cho đội bóng đá Cần Thơ nên quanh năm đi theo đội suốt. Còn bà Lang trước đây công tác tại Trường TC Thể dục – Thể thao Cần Thơ, bị đau cột sống nên xin về hưu sớm. Thương mẹ, sau giờ học, Nam đảm nhận công việc nhà, hướng dẫn em trai Dương Nhật Tiến (đang học lớp 8 Trường THCS An Khánh) học tập. Bà Lang chia sẻ: Những khi tôi về quê ở tỉnh Bến Tre thăm mẹ, Nam quán xuyến mọi việc nhà, chăm lo cơm nước cho em. Nam đạt được thành công trong việc học đều nhờ công ơn của các thầy cô. Cháu thích học lắm, cha mẹ chẳng phải nhắc nhở gì; tuy nhiên, nhiều lúc thấy Nam thức đêm học, nhất là khi thi học sinh giỏi, tôi cũng lo cho sức khỏe của cháu. Tôi không yêu cầu cháu đoạt giải này, giải kia mà chỉ khuyên cháu cố gắng để sau này trở thành người có ích cho xã hội”. Trong khi đó, ông Hùng nói: “Tôi chỉ tâm niệm làm sao cố gắng nuôi dạy các con trở thành người tử tế. Tôi thường phải đi theo đội tuyển bóng đá, ít ở gần con, nhưng thấy Nam học được, lại siêng năng, nghe lời cha mẹ nên cũng yên tâm”.

Năm nay, Nam đăng ký xét tuyển vào ngành y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, hiện em đã nhận giấy báo nhập học. Em cho biết lý do chọn ngành y: “Gia đình nào cũng vậy, khi có người thân bị bệnh nặng thì không thể an vui, hạnh phúc, có khi còn trở thành nghèo khó. Em mong ước trở thành bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho mọi người, góp phần đem lại niềm vui và hạnh phúc cho các gia đình”.

Thời điểm này Nam cùng cha mẹ tất bật chuẩn bị giấy tờ cho việc học tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM. Em đang học để lấy bằng lái xe gắn máy vì ở TP.HCM, mẹ em sẽ không thể đưa đón em như ở Cần Thơ. Tôi hỏi Nam còn băn khoăn điều gì không?, em rơm rớm nước mắt, nói: “Đi học xa nhà, em sẽ hướng dẫn việc học cho em trai qua internet nên cũng ổn. Nhưng sức khỏe của mẹ không tốt lắm, em đi học xa không ai chia sẻ việc nhà với mẹ; nhất là khi mẹ đau ốm không ai chăm sóc, em lo lắm!”.

Bài, ảnh: Đan Phưng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)