Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Chàng trai cầu Ông Me – càng xem càng xúc động

Tạp Chí Giáo Dục

Cảnh trong phim

Cầu Ông Me là một địa danh thuộc xã Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long – nơi mà cậu học sinh Phạm Văn Thiện (cố Thủ tướng Phạm Hùng) đã sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước bị thực dân Pháp đô hộ. Bộ phim truyền hình dài 18 tập Chàng trai cầu Ông Me do Đài phát thanh -truyền hình Vĩnh Long và Hãng phim Giải phóng hợp tác sản xuất (biên kịch Nguyễn Kế Nghiệp, đạo diễn Hồ Ngọc Xum) đang phát sóng trên kênh HTV9 thu hút sự theo dõi của khán giả cả nước. Bối cảnh chính của phim được tái dựng từ năm 1928 – 1945, với những năm tháng ông đã tham gia hoạt động cách mạng tại quê nhà Vĩnh Long đến khi lên học ở College Mỹ Tho, sau đó bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình. Nhưng do phong trào đấu tranh của nhân dân trong và ngoài nước, thực dân Pháp buộc phải giảm án xuống còn chung thân và đày ông ra Côn Đảo. Tại “địa ngục trần gian” của nhà tù Côn Đảo này, đồng chí Phạm Hùng cùng các chiến sĩ cộng sản khác đã kiên cường đấu tranh đòi độc lập tự do trước sự đàn áp dã man của thực dân Pháp và bọn tay sai… Cách Mạng Tháng Tám bùng nổ, đồng chí Phạm Hùng cùng các lãnh tụ cách mạng đã nổi dậy cướp chính quyền trên đảo mà không bị tổn thất, thương vong. Sau đó, họ cướp tàu vượt biển và cập bến Sài Gòn vào ngày 2-9-1945. Vì là bộ phim nói về một vị lãnh đạo từng giữ nhiều chức vụ cao cấp của Đảng và Nhà nước nên đạo diễn Hồ Ngọc Xum rất thận trọng qua từng nhân vật, từng bối cảnh. Mặc dù cảnh vật sông nước tại cầu Ông Me đã thay đổi rất nhiều trong suốt gần 90 năm qua, nhưng với sự hỗ trợ hết lòng của chính quyền địa phương, đoàn làm phim đã cố gắng tái hiện những bối cảnh ngày trước cho gần gũi với lịch sử. Bộ phim giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ rất sâu sắc, càng xem càng xúc động xen lẫn sự tự hào dân tộc qua sự diễn xuất của các diễn viên: Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Thanh Bình, Hoài An, Cát Tường, Nguyễn Hậu, Hoàng Nhân, Thanh Sâm, Nguyễn Văn Đua, Hữu Phước, Bích Thảo, Đại Hải, Huỳnh Sơn Thái, Huỳnh Du, Bích Lộc, Mỹ Hằng…
Bài và ảnh: LỮ ĐẮC LONG

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)