Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Chàng trai nghèo và ước mơ du học Mỹ

Tạp Chí Giáo Dục

K thi THPT quc gia 2019 đang đến gn. thi đim này, nhiu hc sinh đã chn đưc cho mình mt ngành ngh phù hp, mt ngôi trưng hc tp lý tưng đc tiếp vào cánh ca ĐH. Vy mà đâu đó, chúng ta vn bt gp không ít gương mt bun bã, đy lo âu, khc khoi ca hc sinh cui cp.

Trn Phưc Lc và m trong căn phòng tr cht chi thuê vi giá 1,5 triu đng/tháng

Các em buồn lo không phải vì chuyện thi cử, chọn ngành nghề hay chọn trường mà là vì gia cảnh không cho phép mình viết tiếp ước mơ, đi đến tận cùng của con đường học vấn. Trong số đó có em vừa được xướng tên trong danh sách tuyên dương 420 học sinh tiêu biểu cấp thành phố như Trần Phước Lộc (lớp 12A12 Trường THPT Lương Văn Can, Q.8).

Cu hc trò… tuyt vi

Phước Lộc là một cái tên khá nổi tiếng trong trường, không phải vì em là một học sinh khiếm khuyết hay cá biệt gì đó mà bởi thành tích học tập quá lý tưởng. Suốt 12 năm liền, Phước Lộc đều “ẵm” cho mình danh hiệu học sinh xuất sắc toàn diện. Đặc biệt ở năm học lớp 11 và 12, em vươn lên trở thành “con chim đầu đàn” của hàng ngàn học sinh Trường THPT Lương Văn Can với điểm trung bình học tập trên 9,5. Chưa dừng lại ở đó, Phước Lộc còn nằm trong đội tuyển học sinh giỏi môn lý năm học 2017-2018; học sinh giỏi toán cấp thành phố; đoạt giải nhì nghiên cứu khoa học môn hóa học năm 2018… Thành tích này được đăng trên Tạp chí Hóa học và Hội nghị khoa học của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM. Đây là giải thưởng rất đáng tự hào khi Phước Lộc và một người bạn cùng khối đã phát hiện ra một chất mới trên thế giới từ cây gội tía có công dụng gây ức chế ung thư phổi.

Với công trình nghiên cứu đó đã khẳng định cho tài năng, tinh thần tự học tập và trau dồi kiến thức của anh chàng lớp trưởng lớp 12A12. “Thiết nghĩ cuộc đời học sinh có một lần nên em thử sức với lĩnh vực nghiên cứu để xem tài năng của mình tới đâu. Không ngờ sau một quá trình phấn đấu, nỗ lực với sự dẫn dắt của thầy cô, em đã đạt được kết quả như mong đợi. Và đây cũng là động lực để em tiếp tục phấn đấu hơn nữa trong thời gian tới”, Phước Lộc chia sẻ.

Ở thành tích học tập là vậy, còn về hoạt động phong trào của trường, lớp, Phước Lộc luôn là người tuyên phong dẫn dắt, điều động bạn bè tham gia và đoạt được nhiều giải thưởng cao như: Giải nhì thời trang sinh thái; giải nhất cuộc thi nhảy Flash mob tìm kiếm tài năng Lương Văn Can; giải nhất cuộc thi trang trí báo tường; giải tư nhảy dây tập thể… Nói như lời bạn bè cùng lớp: Việc gì vô tay Phước Lộc cũng đều có giải. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về điều này, Phước Lộc lại khiêm tốn: “Tại bạn bè nói vui như vậy thôi chị, chứ em thấy mình cũng bình thường lắm. Có điều em có một quan niệm sống riêng, đó là “cháy” hết mình với đam mê, với những gì mình đang có. Nếu lỡ có thất bại thì cũng không uổng phí tuổi thanh xuân cũng như kỳ vọng mà cha mẹ, thầy cô, bạn bè dành cho mình”.

Gia cnh nghèo và ưc mơ đưc du hc

Với những thành tích đó, cơ hội trúng tuyển vào một ngôi trường ĐH của Phước Lộc là rất cao. Thế nhưng, nhìn sâu trong đôi mắt của chàng học sinh chưa tròn 18 tuổi này, chúng tôi bắt gặp được một nỗi buồn rười rượi khi em phải đứng trên cán cân mà một bên là cơm áo gạo tiền, còn một bên là tương lai tươi sáng.

Phước Lộc là con trong một gia đình nghèo, không nhà cửa, đất đai, cha mẹ ly hôn từ khi em mới lên lớp 8. Hằng ngày, Phước Lộc và mẹ phải sống trong căn phòng trọ oi bức, xập xệ, chưa đầy 10m2, nằm sâu trong chợ Phạm Thế Hiển, Q.8. Nói là phòng trọ nhưng thực chất đó là chỗ để các tiểu thương cất giữ đồ đạc, dụng cụ mua bán của mình. “Hai mẹ con ở chỗ này tuy chật chội nhưng được cái là tiền trọ rẻ hơn những chỗ khác, phù hợp với đồng lương ít ỏi từ công việc giúp việc nhà của tôi. Với lại ở đây gần trường, Phước Lộc đi học rất thuận tiện”, bà Huỳnh Xuân Phương (mẹ Phước Lộc) tâm sự.

Trn Phưc Lc (trái) đang giúp bn gii bài tp khó

Ở cái tuổi ngũ tuần, người ta thì có nhà cao cửa rộng, sống an nhàn, hạnh phúc. Vậy mà bà Phương phải đi sớm về khuya để lo cơm áo gạo tiền. Không chỉ lo cho mình, cho con, bà còn dành dụm, chắt chiu từng đồng để gửi về quê nuôi cha mẹ già, đứa em trai “không bao giờ chịu lớn” vì căn bệnh tâm thần từ nhỏ. “Khổ cực cỡ nào tôi cũng không sợ, chỉ sợ là những ngày căn bệnh gai cột sống và rối loạn tiền đình tái phát. Nó hành hạ, làm tôi đau nhức không thể đi làm nổi, thậm chí phải nằm bệnh viện, tốn kém đủ thứ, không đào đâu ra tiền để lo cho gia đình, lo cho Phước Lộc đi học. Nhìn thân hình con gầy nhom vì ăn uống kham khổ, thiếu thốn, thua thiệt bạn bè tôi thấy đau lòng lắm nhưng không biết phải làm gì, chỉ biết dành hết tình thương cho con”, bà Phương buồn bã nói.

Ước mơ lớn nhất của bà Phương ở thời điểm này là làm sao để có tiền lo cho con vào ĐH khi thu nhập mỗi tháng của bà chỉ khoảng 3.000.000 đồng. “Phước Lộc ngoan và ham học lắm. Có một lần, cháu tâm sự với tôi là muốn được đi du học ở Mỹ nhưng thấy mẹ không có khả năng nên không nhắc đến nữa. Dù vậy tôi thường nói với cháu: Nhiệm vụ của con là học chứ đừng lo đến chuyện gì khác. Mẹ sẽ lo cho con bằng hết khả năng của mình”, bà Phương chia sẻ.

Còn Phước Lộc, nhận thấy gia cảnh nghèo khó, thiếu trước hụt sau của mình nên em đành gác lại ước mơ du học và chỉ biết cố gắng học thật giỏi với hy vọng “học đến đâu hay đến đó”. Nhận xét về học trò của mình, thầy Trần Trí Thanh (giáo viên bộ môn hóa học) tự hào: “Ở trường, Phước Lộc là một học sinh lanh lẹ, hoạt bát, ngoan hiền. Dù gia cảnh có khó khăn nhưng em luôn biết vươn lên, khiến thầy cô và bạn bè rất khâm phục”.

Khi được hỏi dự tính sắp tới của mình, Phước Lộc không giấu giếm: “Khát khao của em là được đi học ở Mỹ nhưng nếu không được thì em sẽ cố gắng vừa đi học vừa làm để học sư phạm. Học ngành này ít tốn tiền. Trong thời gian đi học, em sẽ sắp xếp đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Chỉ có đi học em mới có khả năng mua cho mẹ căn nhà nhỏ để che nắng che mưa lúc về già. Với lại, em muốn có phòng riêng để tự mình trang trí, sửa soạn vào những dịp xuân về như người ta. Chứ ở trong căn trọ này chẳng khác gì ổ chuột. Có những lúc mưa to, gió lớn, hai mẹ con em phải thức cả đêm vì ướt”.

Ở Phước Lộc, người ta thấy quý nhất là suy nghĩ chín chắn của em. Bởi không chỉ lo cho mình mà em còn biết lo cho mẹ – người “một nắng hai sương”, vất vả cả cuộc đời vì con của mình.

Kiu Khánh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)