Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Chàng trai tên Phước

Tạp Chí Giáo Dục

Là mt trong 45 hc sinh tiêu biu ca cm 3 đưc tuyên dương trong Hi tri truyn thng 9-1 ln th 13 năm 2019 va qua, em Trn Cm Phưc (hc lp 11A1 Trưng THCS-THPT Sương Nguyt Anh, Q.10, TP.HCM) đưc nhiu ngưi chú ý. Bi ngoài cái tên đc bit cùng bng thành tích hc tp và tham gia phong trào “khng”, Cm Phưc còn có mt câu chuyn khác mà khi nghe qua, ai cũng thy cay cay khóe mt.

Dù cuc sng nghèo khó nhưng Trn Cm Phưc lúc nào cũng lc quan và biết t vươn lên (Cm Phưc đang trao đi bài vi bn cùng lp)

Nếu không nói chắc hẳn ai cũng nghĩ đây là một học sinh nữ, “có phước, có phần”, được sống trong một gia đình đầy đủ, ấm êm, có điều kiện học hành tốt. Thế nhưng, tất cả đều hoàn toàn ngược lại. Cẩm Phước chính là một học sinh nam, dáng người nhỏ nhắn, có gia cảnh nghèo khó, thiếu trước hụt sau, thiếu tình thương của cha từ khi em còn “đỏ hỏn”.

1. Cẩm Phước sinh ra trong một gia đình nghèo… ba thế hệ. Trong đó có ông bà ngoại, cha mẹ và chị em Cẩm Phước. Ông bà ngoại thì nay yếu mai đau vì tuổi già. Còn cha mẹ đã ly hôn từ khi Cẩm Phước là một đứa bé thơ. Thiếu vắng hình ảnh người đàn ông gánh vác chuyện gia đình, mẹ em đành phải đưa đôi vai gầy yếu ra gồng gánh. Ở cái tuổi lục tuần, lẽ ra được hưởng thụ cuộc sống an nhàn, vô lo vô nghĩ, nhưng người mẹ vẫn đi sớm về khuya chỉ vì mong muốn “các con được học hành đến nơi đến chốn, thoát khỏi cảnh cơ cực mà cả cuộc đời mình từng nếm trải”.

Còn chị em Cẩm Phước, dù cuộc sống nghèo khó, nhưng tất cả không lấy đó làm xấu hổ, mắc cỡ với bạn bè. Trái lại các em rất tự hào về mẹ và yêu thương gia đình, đặc biệt là Cẩm Phước. Ở độ tuổi 17, cái tuổi mà nhiều người nghĩ “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng trong em đã có dư thừa điều đó. Bằng chứng là em biết phụ mẹ kiếm tiền trang trải cuộc sống. Cẩm Phước cho biết: “Ngoài giờ học, em còn làm thêm bằng cách nhận gia công cắt bao nilon tại nhà. Mỗi tháng em có thể tích cóp được vài trăm ngàn đồng. Phần tiền này em phụ mẹ lo cho gia đình”.

Dù vậy, thành tích học tập của Cẩm Phước chưa bao giờ khiến thầy cô, bạn bè phải thất vọng. Suốt 11 năm liền, em là học sinh khá giỏi của trường. “Để có được kết quả đó, Cẩm Phước phải nỗ lực không ngừng nghỉ. Ở lớp, em luôn chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Chỗ nào chưa hiểu em mạnh dạn hỏi lại. Có những bài học dễ, em thuộc ngay trên lớp”, cô Vũ Thị Kim Anh (chủ nhiệm lớp của Cẩm Phước) nhận xét.

Không chỉ học trên lớp, về nhà, Cẩm Phước còn làm lại những bài tập khó đối với các môn tự nhiên. Chính vì vậy, các môn toán, lý, hóa em đều đạt loại giỏi. Bên cạnh các môn đó, ở tổ hợp văn, sử, địa, em cũng là một học sinh đứng nhất, nhì trong lớp. Khi hỏi về bí quyết để có thành tích như vậy, Cẩm Phước không giấu giếm: “Muốn giỏi các môn xã hội phải đọc nhiều sách. Đối với em, sách là kho tàng quý báu cất giữ những tài liệu quý báu của nhân loại. Vì vậy, khi đọc, ngoài việc tiếp thu thêm vốn từ ngữ còn giúp em mở mang nhiều thứ mà từ trước tới giờ mình chưa được biết”.

2. Không chỉ chăm lo cho việc học, Cẩm Phước còn tham gia phong trào của lớp, của trường suốt những năm qua. Em kể: “Từ khi còn học tiểu học, em thấy các anh chị tham gia rất nhiều phong trào nên mê lắm. Em suy nghĩ, là học sinh mà thụ động và im ắng quá sẽ không gây ấn tượng cho thầy cô và bạn bè nên từ đó, hoạt động nào của trường, của lớp em cũng đều có mặt. Đối với em, khi tham gia những hoạt động này không chỉ giúp bản thân hoạt bát, năng nổ mà còn tự tin hơn”.

Bằng tinh thần và nhiệt huyết, 11 năm qua, Cẩm Phước đều nhận được “trái ngọt” trong  các phong trào. Vào năm lớp 4 và lớp 5, em được tặng danh hiệu phụ trách sao giỏi cấp quận. Nhận được giấy chứng nhận chỉ huy Đội giỏi suốt những năm học THCS. Từ nền tảng đó, lên THPT, Cẩm Phước tiếp tục là một “thủ lĩnh” của trường khi được bầu làm Bí thư Đoàn trường. Ở vai trò này, em có nhiệm vụ triển khai những hoạt động của Quận đoàn, Thành đoàn đến với các bạn học sinh trong trường. Bên cạnh triển khai, Cẩm Phước còn đề ra phương hướng để các bạn thực hiện. Chính vì vậy, em được rất nhiều bạn bè quý trọng. Ở trường, Cẩm Phước còn được gọi là “ông hoàng văn nghệ”. Ngoài hát hay, em còn múa phụ đạo giỏi. Mới đây, em đoạt giải nhất trong cuộc thi “Trại lên đàng” do Q.10 tổ chức vào ngày 9-1.

Không chỉ toàn tâm toàn ý với các hoạt động của trường, lớp, Cẩm Phước còn sẵn sàng tham gia các hoạt động thiện nguyện như: Chiến dịch Xuân tình nguyện, tham gia hoạt động hỗ trợ các em tại mái ấm ga Sài Gòn, hiến máu nhân đạo, quyên góp sách vở cho trẻ em nghèo… “Cuộc sống của em cũng không khá giả gì nhưng em còn may mắn hơn các bạn khi có ông bà, mẹ và anh chị em. Em nghĩ ngoài đời có rất nhiều bạn không được như mình. Vì vậy, giúp gì được thì em giúp với tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Với lại, tham gia những hoạt động này còn giúp em trưởng thành hơn, biết yêu thương hơn”.

Nhận xét về học sinh của mình, cô Kim Anh tự hào: “Trong suốt 15 năm đi dạy ở trường này, tôi chưa bao giờ ấn tượng ai ngoài em Phước. Em rất hòa đồng, hoạt bát, dễ mến, đặc biệt kỹ năng nói của Phước rất tốt. Không chỉ vậy em còn là người tiên phong giúp lớp luôn dẫn đầu trong học tập và phong trào”.

3. Với thành tích học tập khá giỏi, Cẩm Phước còn là “người thầy” dạy thêm, kèm cặp các bạn học yếu kém. Nói là vậy, chứ em không hề nhận bất cứ “bổng lộc” nào. “Vào giờ ra chơi hay những lúc được nghỉ tiết, bạn nào muốn hỏi bài tập hay thắc mắc gì em đều giải đáp bằng sự hiểu biết của mình. Học cùng một lớp phải biết giúp đỡ, đoàn kết với nhau mới tiến bộ”, Cẩm Phước chia sẻ.

Nói về động lực giúp mình luôn mạnh mẽ, học tốt khi cha bỏ đi từ nhỏ, Cẩm Phước tâm sự: “Điều mà em lo lắng nhất bây giờ chính là mẹ. Bà đã lớn tuổi, lại đi làm quần quật cả ngày để nuôi gia đình. Mỗi lần nhìn mẹ mệt mỏi, bệnh đau cột sống tái phát vào những lúc trái gió trở trời em thấy đau lòng lắm. Vì vậy em phải quyết tâm học thật tốt để mẹ vui và sau này có được một việc làm tốt”.

Ở Cẩm Phước, người ta nhận thấy được một nghị lực phi thường, ánh mắt em lúc nào cũng sáng ngời với những ước mơ, hoài bão. Cẩm Phước tâm niệm: “Cuộc sống có nghiệt ngã ra sao thì cũng không đè bẹp được con người nếu ở họ có một ý chí mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự lạc quan sẽ là “chìa khóa” mở ra mọi cánh cửa tương lai”. Với suy nghĩ như vậy, Cẩm Phước quyết tâm sau này sẽ trở thành nhà biên kịch. “Em muốn viết nên những tác phẩm về hiện thực cuộc sống, về tuổi thơ và những nhọc nhằn mà mình đã từng trải qua. Điều này không phải để tự khen mình mà qua đó em muốn cho mọi người thấy sức mạnh của ý chí, nghị lực để từ đó họ biết vươn lên và trân quý cuộc sống”, Cẩm Phước chia sẻ.

Với những điều có được ở một học sinh lớp 11, Cẩm Phước xứng đáng được vinh danh “học sinh tiêu biểu” của ngành giáo dục TP.HCM.

Kiu Khánh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)