Y tế - Văn hóaThư giãn

Chàng trai vẽ bằng… chân

Tạp Chí Giáo Dục

Hin lành, hiếu tho, ai thuê gì làm ny đ kiếm tin lo cho gia đình nhưng cái ngày đnh mnh y đã vĩnh vin cưp đi đôi tay ca chàng thanh niên va mi 30 tui. Biến cng chng hy hoi s phn ca mt con ngưi thế nhưng anh đã vưt qua và làm nên chuyn phi thưng.

Anh Tây đang sa li bc chân dung ca NSND L Thy

Đó là câu chuyện của anh Nguyễn Văn Tây, đang sinh sống và làm việc tại Trung tâm Hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật – Nơi cho nhau (huyện Bình Chánh).

Khi cánh ca này khép li

Vốn sinh ra trong một gia đình nghèo, thiếu trước hụt sau, nên từ nhỏ, cậu bé Tây (quê ở Tây Ninh) đã thấu hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ. Ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới, Tây đã sớm lao vào cuộc mưu sinh phụ giúp gia đình. Sau giờ học, Tây ăn vội chén cơm rồi thay chiếc áo cũ, sờn vai cầm xấp vé số đi bán. Những tháng hè, Tây đi theo công trình, làm công nhân thời vụ rồi phụ hồ… công việc nào kiếm được tiền là Tây làm. Đã không ít lần Tây định nghỉ học để kiếm tiền nhưng rồi chàng trai nhỏ lại nghĩ, nếu không có kiến thức thì tương lai mù mịt, tối tăm thế là lại ráng học cho đến lớp 12. Sau khi thi rớt đại học, thấy mình không có duyên với con chữ nên Tây chuyển sang học nghề công nghệ ô tô. Sau khi ra trường, Tây tìm được công việc ổn định với mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng và trở thành trụ cột cho gia đình. Nhưng cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng đối với chàng trai sinh ra ở Tây Ninh này, sau khi công ty bị giải thể, chưa tìm được nơi phù hợp để làm, anh Tây lại quay về với nghề phụ hồ và biến cố cũng bắt đầu từ đây. Trong lúc đang làm tại một công trình, anh bị tai nạn lao động nặng phải cắt bỏ đôi tay. “Sau cơn hôn mê, tỉnh dậy tôi biết mình đã mất 2 cánh tay. Nhưng không còn cách nào khác, các cơ bị hoại tử đang ăn dần vào cơ thể. Lúc đó tôi buồn và sốc dữ lắm nhưng sợ cha mẹ đau buồn, tôi ráng gượng mỉm cười để họ yên tâm. Nhìn những người nằm viện cùng mình, có người còn nặng hơn tôi, họ mất cả 2 tay, 2 chân. Thấy vậy tôi tự nhủ mình còn may mắn hơn họ, mình phải vượt qua” – anh Tây tâm sự.

Ở cái tuổi 30, đang yên đang lành bỗng chốc trở nên tàn tật, ai mà không sốc nhưng quyết không để số phận nghiệt ngã nhấn chìm, anh Tây đành chấp nhận sự thật để vươn lên từng ngày. “Nhờ biết chơi mạng xã hội, tôi thấy rất nhiều người bị mất tay, nhưng họ làm việc bằng chân, thế là tôi bắt chước theo. Đầu tiên, tôi tập sinh hoạt cá nhân dần dần chuyển sang tập viết chữ, từ những nét chữ xiêu vẹo vì chưa quen, tôi mất 4 tháng mới viết được hoàn chỉnh” – anh Tây nhớ lại.

… cánh ca khác li m ra

Vốn có niềm đam mê với hội họa ngay từ nhỏ, nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên anh Tây đành ngậm ngùi gác lại ước mơ của riêng mình. Với những người khác, mất đôi tay coi như mất cả cuộc đời nhưng với anh Tây, đó chính là cơ hội để anh sống với đam mê. “Bức tranh đầu tiên tôi hoàn thành mất 2 ngày, trông cũng được…” –  anh cười khi kể lại thành quả làm ra từ đôi chân.

Sau khi vẽ xong, anh đăng lên mạng xã hội bán kiếm tiền và nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ khách hàng, điều đó càng giúp bản thân anh tự tin hơn để có thể phụ giúp mẹ kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Biết hoàn cảnh anh Tây, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật – Nơi cho nhau mời anh về làm việc. Tại đây, anh Tây được hưởng lương mỗi tháng 8 triệu đồng, bao luôn ngủ nghỉ, cơm nước, mỗi tháng anh được về quê thăm nhà vài lần. “Nghĩ lại thấy mình còn rất may mắn” – anh Tây lạc quan nghĩ về cuộc sống.

Chân dung ca NSND L Thy và ca sĩ Phi Nhung do anh Tây v bng chân

Những bức tranh anh vẽ đều bằng chì vì nó thuận tiện cho anh hơn trong sáng tác, không mất thời gian để pha màu, rửa cọ. Tuy chỉ bằng những nét chì nhưng các bức chân dung đều hiện lên sinh động và chân thật, có hồn. Từ ngày có công việc ổn định, anh vẽ rất nhiều bức chân dung khác nhau. Gần đây nhất anh vẽ hàng loạt bức chân dung về nghệ sĩ cải lương như: NSND Phùng Há, NSND Bảy Nam, cố nghệ sĩ Thanh Nga, cố nghệ sĩ hài Kim Ngọc, NSND Ngọc Giàu, NSND Kim Cương, NSND Lệ Thủy, danh ca Khánh Ly, ca sĩ Phi Nhung… làm mọi người trầm trồ thán phục. Đây là bộ tranh chân dung các nữ nghệ sĩ Việt Nam có cống hiến nhiều cho nền nghệ thuật nước nhà. Những bức tranh đặc biệt này hiện đang được trưng bày tại nơi làm việc của anh. Ngoài ra, anh còn bức chân dung của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và được anh treo cao nhất so với những bức tranh còn lại. “Tôi rất mê những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và đây cũng là bức tranh tôi đầu tư và vẽ lâu nhất để làm kỷ niệm” – anh Tây chia sẻ.

Hàng ngày, ngoài thời gian vẽ ở trung tâm, buổi tối anh vẫn vẽ thêm để nâng cao tay nghề. Niềm vui khác của anh trong cuộc sống ngoài hội họa là gặp gỡ mọi người trên mạng xã hội để chia sẻ và tâm sự, nhất là những người đồng cảnh ngộ như anh.

Bài, ảnh: H Trinh

 

Bình luận (0)