Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Chất liệu lót mũ bảo hiểm mới: Nhẹ hơn, hấp thụ lực tốt hơn, đội mũ mát hơn

Tạp Chí Giáo Dục

Một loại chất liệu mới được phát triển tại phòng thí nghiệm HRL Lab, California, Mỹ hứa hẹn sẽ thay đổi kết cấu mũ bảo hiểm hiện tại.
Chất liệu này nhẹ, khô thoáng, đội mũ không bị bí như bây giờ.
Chất liệu này nhẹ, khô thoáng, đội mũ không bị bí như bây giờ.
Chất liệu này cho phép hấp thụ lực tốt hơn khi xảy ra tai nạn, nhưng lại nhẹ hơn và khô thoáng hơn, đội mũ không bị bí như bây giờ. Khi thử nghiệm, khung polymer với kết cấu gần giống như tháp Eiffel này hấp thụ lực tốt hơn 27% so với loại xốp polystyrene tốt nhất thị trường bây giờ, 48% tốt hơn xốp vinyl nitrile loại cao cấp nhất.
Để tạo ra lớp khung lót mũ bảo hiểm mới này, các nhà khoa học dùng nhựa lỏng và tác động bằng tia cực tím. Dưới tác động của tia cực tím, nhựa lỏng hình thành kết cấu polymer khác nhau, từ đó có thể tinh chỉnh độ cứng, độ đàn hồi của miếng lót.
Công nghệ này không chỉ ứng dụng được vào mũ bảo hiểm, mà còn có thể dùng làm bao bì chống va đập cho đồ điện tử, hay làm tấm lót nội thất xe hơi. Tuy nhiên hiện tại, công nghệ làm tấm lót polymer này đang chuẩn bị được thương mại hóa để ứng dụng cho mũ bảo hiểm của những người chơi thể thao như bóng bầu dục hay đua xe đạp.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)