Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Chất tẩy rửa có an toàn?

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay nưc ty ra, lau nhà không còn xa l vi ngưi tiêu dùng trong vic làm sch bếp, nhà v sinh. Là dung dch cha các loi hóa cht, nên các loi nưc ty ra, v sinh nhà ca này rt đc hi và gây bng nếu như không cn thn khi s dng.

Đc k thông tin và dùng cn thn các loi hóa cht ty ra đ tránh tai nn cho bn thân

Không ít bệnh nhân (BN) đã vào BV cấp cứu do bị bỏng khi dùng các loại nước tẩy rửa, lau nhà để lại những di chứng xấu trên cơ thể.

Công ngh ty ra là th phm

Mới đây, BV Trưng Vương TP.HCM tiếp nhận một trường hợp bỏng nặng vùng cổ, mặt không phải do nước sôi hay hỏa hoạn mà do dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh. Theo lời kể của gia đình, anh Phạm Văn H. (31 tuổi, ngụ TP.HCM) trong lúc lấy bình dung dịch tẩy rửa bồn cầu nhà vệ sinh để cọ rửa do vô ý bất ngờ hóa chất tẩy rửa bắn vào mặt và cổ. Ngay lúc đó, anh cảm thấy đau rát vùng cổ, mặt giống như bị bỏng nước sôi nên được người nhà đưa đến BV cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ cho biết, anh H. bị bỏng nặng ở vùng cổ, mặt với vết bỏng khoảng 10 phân chưa kể phần tay cũng bị bỏng do nước tẩy rửa bắn vào. Những vết bỏng lúc đầu ửng đỏ sau đó xám lại giống như bị acid tạt vào. Sau khi điều trị vết bỏng, bệnh nhân phải cắt lọc phần da thịt đã bị hoại tử và phải tiến hành ghép da để đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ. Tuy nhiên, hậu quả vết bỏng do hóa chất để lại thường khó điều trị và thường để lại sẹo hay di chứng khác. 

BS. Phạm Trịnh Quốc Khanh – Trưởng khoa Bỏng – Thẩm mỹ tạo hình, BV Trưng Vương cho biết, gần đây khoa đã tiếp nhận khá nhiều trường hợp bị bỏng dù ở mức độ nhẹ do các loại hóa chất tẩy rửa bồn cầu, nước thông cống có chứa acid, kiềm gây họa cho da. Khi dính lên cơ thể sản phẩm sẽ phá hủy cấu trúc mô da, mỡ, gân, cơ gây hoại tử từ ngoài vào trong. Theo BS. Khanh, bản chất của các loại dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh chủ yếu là kiềm có chứa acid hoặc bazơ. Khi bắn vào da, kiềm sẽ hủy hoại các mô và thấm từ từ ra các vùng xung quanh nên vết bỏng sẽ tiếp tục lan ra và ăn sâu vào cơ thể.

BS. Khanh khuyến cáo, khi bị bỏng hóa chất, khâu sơ cứu ban đầu rất quan trọng, quyết định đến mức độ của vết bỏng và kết quả điều trị sau này: “Trước hết, cần liên tục rửa bằng nước lạnh để hóa chất bị pha loãng, không tiếp tục ăn sâu và lan sang các phần mô khác. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng nước đá lạnh để chườm, rửa do có thể gây ra phản ứng hóa học với hóa chất khiến tình trạng bỏng càng nặng hơn. Không giống như bỏng nhiệt, bỏng hóa chất tiến triển nặng hơn. Vì thế cần nhận diện bỏng hóa chất càng sớm càng tốt. Dấu hiệu thường thấy là: Vết bỏng đau nhức nhiều, da nhanh biến màu và bong tróc mau.

Nên mua nhng cht ty ra có thương hiu

Ngưi tiêu dùng nên chn mua nhng cht ty ra có thương hiu đã đưc pha loãng đ đm bo an toàn có ghi khuyến cáo ch dn c th v cách s dng. Không ham r mua các loi sn phm trôi ni, không rõ ngun gc vì rt đc hi.  

Về sơ cứu, BS. Trần Lê Hồng Ngọc (BV Trưng Vương) khuyên, phải đảm bảo theo nguyên tắc và kinh nghiệm như: Dội nước sạch hoặc ngâm trong nước nhiệt độ bình thường vùng bị bỏng trong khoảng 15 phút. Rửa liên tục dưới nước thì sẽ hạn chế vùng bỏng bị hoại tử. Cởi bỏ ngay bộ quần áo có dính hóa chất bằng cách đeo bao tay để khống chế vết bỏng lây lan. Nếu vết bỏng nặng, chảy máu thì phải xử trí như một vết thương để cầm máu và tránh nhiễm trùng về sau. Kịp thời chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở điều trị. Một sai lầm của nạn nhân là dùng nước đá để chườm bỏng vì sẽ làm tình trạng tổn thương của bỏng nặng thêm.

Hầu hết các loại hóa chất như Duck, Vim, VMC, Power, Good… đều có ghi hướng dẫn sử dụng ngoài bao bì về thông tin cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khỏe như: Tránh để sản phẩm tiếp xúc lên mắt và da để tránh nguy cơ gây bỏng, có thể gây hại nếu nuốt phải. Người dùng không hòa sản phẩm vào chất tẩy rửa nào khác hoặc với sản phẩm hóa chất tẩy rửa gia dụng bởi vì chúng có thể tương tác hơi độc hại. Nếu dung dịch vương vãi vào quần áo thì phải giặt giũ sạch trước khi sử dụng lại. Nếu lỡ nuốt sản phẩm thì phải uống thật nhiều nước rồi đưa nạn nhân đến BS.

Với những hóa chất có chất tẩy mạnh như hóa chất dùng để thông cống, thông bồn cầu mức độ sát thương sẽ cao hơn, do đó khi sử dụng hóa chất cần đeo bao tay, mang giày bảo hộ, pha loãng dung dịch tẩy rửa trước, không được đổ trực tiếp hóa chất vào nước, tránh trường hợp gây ra phản ứng hóa học khiến hóa chất bắn ngược vào người. 

Người tiêu dùng nên chọn mua những chất tẩy rửa có thương hiệu đã được pha loãng để đảm bảo an toàn có ghi khuyến cáo chỉ dẫn cụ thể về cách sử dụng. Không ham rẻ mua các loại sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc vì rất độc hại. Hầu hết các nạn nhân bị bỏng là do nhầm lẫn, chủ quan coi thường các loại hóa chất tẩy rửa vì thế cần cất các loại nước tẩy rửa đúng chỗ, tránh tầm tay của trẻ nhỏ, người già. Cẩn tắc vô áy náy, nên nhắc nhở thường xuyên để hạn chế tai nạn ở mức thấp nhất do công nghệ tẩy rửa mang lại.

Bài, nh: Nguyn Phương Đăng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)