Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Chat với ngôi sao

Tạp Chí Giáo Dục

Ca sĩ Hương Lan: “Tìm lại chính mình khi hát trên quê hương…”

Đó là tâm sự rất chân tình của nữ ca sĩ hải ngoại Hương Lan. Hơn 20 năm sống xa quê hương, tâm hồn của Hương Lan luôn canh cánh một nỗi nhớ quê nhà. Vẫn hát, vẫn làm việc nhưng khi về hát và làm việc tại Việt Nam thì chị mới thực sự tìm lại được chính mình. Trung tuần tháng 4 vừa qua, chị đã thực hiện ba đêm liveshow chủ đề Ơn đời một khúc dân ca ở Sân khấu 126 và Nhà hát Bến Thành được khán giả đón nhận nồng nhiệt.





Normal
0


false
false
false







MicrosoftInternetExplorer4




Diễn viên hài Thái Hòa: “Lấy diễn xuất bù đẹp trai…”




PV: Cảm giác của chị thế nào khi cả ba đêm liveshow đều không còn vé để bán?
– Tôi không biết nói gì hơn là cảm ơn khán giả thật nhiều. Thực hiện chương trình này, đầu tiên tôi muốn tri ân khán giả đã yêu mến mình đồng thời cũng muốn có một kỷ niệm đẹp với em trai kết nghĩa Hoài Linh khi cả hai chị em cùng diễn chung trên sân khấu tại Việt Nam.
Được biết Hương Lan không phải là tên thật của chị?
– Lúc 5 tuổi, tôi đã ra sân khấu hát với ba những bài vọng cổ, ngoài ra tôi còn được thu băng đĩa cùng với ba – nghệ sĩ Hữu Phước, cô Thanh Nga, má nuôi Út Bạch Lan… Lớn lên một chút, tôi vào vai đào con cùng với nghệ sĩ Bảo Quốc trên Sân khấu Thanh Minh Thanh Nga. Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, thuở bé tôi được má Út Bạch Lan nhận làm con nuôi. Các soạn giả cải lương thân quen của gia đình đặt tôi nghệ danh Hương Lan với mong muốn tôi thừa hưởng cái “hương” của người mẹ nuôi đang lẫy lừng.
Những năm ở xứ người, chị có gặp nhiều khó khăn không?
– Ba tôi quốc tịch Pháp nên năm 1977, tôi theo ba định cư vì muốn gia đình được sum họp một nhà. Thật ra sang bên đó, tôi cũng phải làm rất nhiều việc mới đảm bảo cuộc sống và tạo được tên tuổi cho mình. Hát ở xứ người, tôi luôn da diết nhớ quê hương Việt Nam và mơ một ngày được đứng hát trên sân khấu quê nhà. Năm 2000, tôi thực hiện được ước mơ này và lúc đó tôi đã bật khóc vì sung sướng. Tuy nhiên, tôi cũng đã đối đầu với bao áp lực , nhất là những nhóm phản động lên án tại nước ngoài và tôi đã vượt qua. Thời gian đầu, tôi tham gia vào nhiều chương trình ca nhạc từ thiện và bắt đầu có những ý kiến không hay cho là tôi làm như thế là để mọi người chú ý và… tha thứ. Tôi không biện minh, cứ làm và nhận được sự đồng tình của khán giả.

Ca sĩ Hương Lan trong liveshow Ơn đời một khúc dân ca. Ảnh: S.M

Hẳn chị vẫn còn lưu lại những cảm xúc khó quên khi về hát lại trên quê hương?
– Tôi nhớ lần đầu tiên về biểu diễn tại Cần Thơ trong một chương trình từ thiện dành cho trẻ em khuyết tật, đứng trước hơn 10.000 khán giả cùng những tiếng reo hò, tôi đã hát liên tục 6 ca khúc mà không hề biết mệt mỏi. Tôi rất hạnh phúc vì tiếng hát của mình vẫn còn có ích cho xã hội. Lần khác, tôi tham gia chương trình ca nhạc tại Hà Nội, khán giả đã vỗ tay theo từng câu hát của tôi làm cho tôi nghèn nghẹn đến nỗi không hát được. Kỷ niệm lớn nhất mà tôi không bao giờ quên là khi vào phòng thu thu âm ca khúc Quê em mùa nước lũ của nhạc sĩ Tiến Luân phát trên kênh HTV kêu gọi mọi người ủng hộ cho đồng bào bị thiên tai lũ lụt cách đây 7 năm, tôi đã khóc rất nhiều và cũng phải thu lại nhiều lần. Ca khúc đã làm lay động lòng khán giả quê nhà cho đến bây giờ vẫn còn được yêu cầu. Bây giờ tôi về hát ở Việt Nam rất thường xuyên nhưng mỗi lần bước lên sân khấu quê nhà, tôi luôn có một cảm giác bình yên và hạnh phúc khó tả.
Thời gian qua, chị thường trình diễn những ca khúc nào?
 – Tôi trình bày rất nhiều ca khúc của nhạc sĩ Tiến Luân, Đài Phương Trang, Bắc Sơn, Thanh Sơn, Vinh Sử , Hàn Châu… và một số ca khúc của Vũ Hoàng, Phan Huỳnh Điểu… Nói chung là những ca khúc dân ca trữ tình. Bên cạnh đó, tôi cũng đã thực hiện trên 10 album tại Việt Nam do nhiều hãng phát hành. Ngoài ra, tôi cũng tham gia rất nhiều video cải lương đóng chung với Vũ Linh, Minh Vương, Minh Phụng, Kim Tử Long…
Chị cảm nhận thế nào về dòng nhạc mà mình đã chọn?
– Tôi nghĩ Việt Nam vẫn là đất sống của dòng nhạc dân ca trữ tình, và nó sẽ còn tồn tại mãi mãi. Ca sĩ dù hát dòng nhạc nào cũng cần có sự đầu tư nghiêm túc thì sẽ được khán giả yêu mến và tồn tại lâu bền với thời gian. Ở hải ngoại, có rất nhiều ca sĩ nói tiếng Việt không rành nhưng vẫn thích hát những làn điệu dân ca Việt Nam. Tôi rất thích nghe những giọng ca trẻ trong nước, họ hát rất lạ và hay dòng nhạc này như Bích Thảo, Hạnh Nguyên, Thùy Trang, Ngọc Thái, Thạch Thảo, Quang Huy…
Về trang phục biểu diễn của mình, chị quan niệm thế nào?
– Tôi thích trang phục áo dài Việt Nam, áo bà ba và tôi đã trung thành với nó suốt thời gian tôi bước vào nghiệp ca hát đến nay, dòng nhạc của tôi phù hợp với trang phục này.
Chị có lời khuyên nào cho các ca sĩ trẻ không?
– Con đường ca hát thấy dài mà ngắn, đạo đức cư xử với mọi người xung quanh mới là con đường dài, dù còn trong nghề hay không còn trong nghề cũng luôn để lại cho khán giả những ấn tượng đẹp. Tôi chỉ khuyên các em trẻ như thế.
Cuộc sống gia đình của chị hiện nay ra sao?
– Tôi đã một lần đổ vỡ chuyện tình cảm với danh ca Chí Tâm. Cuộc sống của tôi với ông xã hiện tại rất hạnh phúc và thoải mái bởi anh lúc nào cũng thông cảm, động viên và song hành cùng tôi trên con đường nghệ thuật và kinh doanh.
HIỆP THANH

 

Bình luận (0)