Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

ChatGPT – Nhắc nhở đội ngũ nhà giáo phải năng động, tăng tốc

Tạp Chí Giáo Dục

Cùng cho rng, ChatGPT không th thay thế vai trò ngưi thy nhưng đ theo kp s phát trin ca công ngh và “trí thông minh” ca sn phm trí tu nhân to này, ngưi giáo viên cn phi n lc tăng tc, thích nghi và làm mi mình.


GS.TS Hunh Văn Sơn (Hiu trưng Trưng ĐH Sư phm TP.HCM) phát biu ti ta đàm

Tọa đàm “AI, ChatGPT đối với việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hiện nay” do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức tuần qua tiếp tục cho thấy “sức nóng” của công cụ ChatGPT cũng như trí tuệ nhân tạo đối với đời sống xã hội nói chung, trong đó có giáo dục.

Khéo léo tiếp cn

Tác động mạnh mẽ của ChatGPT với nhiều lĩnh vực, trong đó có cả giáo dục hiện nay là không thể bàn cãi. Công nhận điều này nhưng GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) vẫn khẳng định, người thầy có vai trò quan trọng; ChatGPT sẽ không thay thế được người thầy ở các phẩm chất về sự đồng cảm, tận tụy, trách nhiệm, sự hết lòng vì học trò.

Tuy nhiên, ông Sơn cũng đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết đối với giáo dục sắp tới, trong bối cảnh mà ChatGPT ngày càng có sức ảnh hưởng mạnh và tiếp tục phát triển lên những phiên bản nâng cấp mới. “Học sinh được trang bị gì để sử dụng ChatGPT; làm sao sử dụng ChatGPT đúng nghĩa là trợ lý; việc ra đề thi như thế nào để đảm bảo lọc được tác động của ChatGPT; nếu kiểm tra đánh giá theo hình thức làm chuyên đề hết thì ai sẽ chạy phần mềm đạo văn để kiểm soát; chuẩn bị như thế nào cho đội ngũ giáo viên trong tương lai để thích nghi với ChatGPT; nên có thái độ như thế nào với ChatGPT dưới góc độ của người làm nghiên cứu, bồi dưỡng?” – ông Sơn nêu.

Bà Lê Thị Lệ Nga (Chuyên viên Phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TP.HCM) quan điểm, ChatGPT mang đến cho nhiều lĩnh vực ngành nghề trong đó có giáo dục những cơ hội cũng như những thách thức. Với phương diện về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cần khéo léo tiếp cận công cụ này, không nên phản ứng thái quá. Cần vận dụng và tận dụng công cụ này một cách hiệu quả cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong thời gian sắp tới.

Một đại biểu khác nêu cảnh báo, ChatGPT không thể thay thế người dạy ở chỗ quản lý cảm xúc giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, công cụ này vẫn có thể thay thế nếu người thầy không chịu thay đổi, dễ thấy như trong trường hợp kiểm tra đánh giá mà người thầy chỉ ra đề ở mức độ nhận diện chẳng hạn.

Còn bà Trần Thị Tâm Minh (Phó Trưởng khoa Giáo dục mầm non Trường ĐH Sài Gòn) thì nhận định, ChatGPT sẽ là một trong những giải pháp cho việc định hướng về giáo dục thông minh, trường học thông minh; làm sao để tạo ra nền tảng công nghệ số cho trường học nhưng vẫn đảm bảo việc học tích cực, duy trì động lực ở người học. Nhưng bên cạnh đó, công cụ này cũng nhắc nhở đội ngũ nhà giáo phải năng động, tăng tốc, phải “chạy nhanh lên” bởi tốc độ phát triển công nghệ rất nhanh; hiện nay là ChatGPT nhưng 2-3 năm tới, có thể là một công cụ thông minh khác. Để kiểm soát được học trò, người giáo viên buộc phải kiểm soát được các ứng dụng đó.

Cũng theo bà Minh, vấn đề không nằm ở việc những người làm giáo dục có nghĩ ra cách kiểm soát được người học có sử dụng ChatGPT không mà thay vào đó, cần tạo ra nguồn lực để người dạy và người học có thể sử dụng ứng dụng này một cách hiệu quả, chủ động. Đồng thời, cần tạo ra được nguồn nhân lực có năng lực làm chủ kỷ nguyên số, biết sử dụng công nghệ chứ không lệ thuộc hay lạm dụng nó.


Bà Lê Th L Nga (Chuyên viên Phòng T chc cán b, S GD-ĐT TP.HCM) trao đi ý kiến ti ta đàm

“Điều tôi lo lắng không phải là việc học trò có làm bài tập bằng ứng dụng ChatGPT hay không. Vì đối với những trường hợp khác như các kỳ thi chẳng hạn, các em đâu thể có sự hỗ trợ từ công cụ này nữa. Nếu bản thân các em không ý thức điều này và rèn luyện năng lực thực thụ bằng cách tự học thì tới kỳ thi sẽ không vượt qua được. Xa hơn nữa là khi tốt nghiệp ĐH, ra đi làm, các em khó có thể đáp ứng được yêu cầu công việc” – bà Minh nói.

Chính vì vậy, bà Minh đặt vấn đề trong đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, cần trang bị cho người học năng lực, ý thức nghề nghiệp cũng như những kỹ năng liên quan đến việc tự học.

Cp nht ni dung v ChatGPT trong đào to, bi dưng sư phm

Cụ thể hơn về vấn đề chuẩn bị cho đội ngũ giáo viên trong tương lai có thể thích nghi với ChatGPT, PGS.TS Dương Thị Hồng Hiếu (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho hay, trường đang có bước chuẩn bị và triển khai để thay đổi giáo dục theo hướng đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trước hết, với chương trình đào tạo của mình, trường mong muốn sinh viên tốt nghiệp sẽ cập nhật được tất cả những vấn đề liên quan đến ngành để các em có thể chủ động, sáng tạo trong việc đứng lớp.

Hiện nay, chương trình của trường đã có một số thay đổi. Nếu như trước đây, chuẩn đầu ra ngành công nghệ thông tin chỉ yêu cầu sinh viên có chứng chỉ tin học cơ bản thì hiện nay trường không yêu cầu điều này nữa. Thay vào đó, sinh viên ra trường phải đạt chuẩn ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện qua học phần ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đối với sinh viên tốt nghiệp hệ sư phạm và ứng dụng công nghệ thông tin trong môi trường làm việc với sinh viên tốt nghiệp hệ ngoài sư phạm. Đây là những học phần mang tính bắt buộc.

“Riêng học phần mang tính tự chọn, sinh viên có thể chọn theo nhu cầu của bản thân; trường có những học phần trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, trí tuệ nhân tạo và định hướng ứng dụng rộng hơn với những ngành ngoài sư phạm. Trong đó, ChatGPT cũng là một trong những nội dung liên quan đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo, điều này cũng đã được cập nhật trong các học phần của nhà trường để chuẩn bị cho sinh viên ra trường đáp ứng điều kiện thực tế” – bà Hiếu cho biết.

Đối với chương trình bồi dưỡng, bà Hiếu thông tin, trường cũng đã xây dựng các chuyên đề có liên quan để hỗ trợ giáo viên hiện đang công tác tại các trường phổ thông nhưng chưa có điều kiện cập nhật những thay đổi này. Đơn cử như trường đã triển khai chuyên đề bồi dưỡng về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị dạy học và trong giáo dục cho giáo viên, cán bộ quản lý tại một vài tỉnh thành trong đó có tỉnh Bình Dương.

Thời gian tới, trường sẽ tiếp tục triển khai những chuyên đề mang tính chuyên sâu hơn để giáo viên biết và vận dụng hiệu quả. Trong đó, một số nội dung được chuẩn bị theo những định hướng như: Kiểm tra đánh giá ra sao, giáo viên hướng dẫn học trò cách dùng ChatGPT như thế nào để hỗ trợ các em học tập đúng và hiệu quả, tránh lạm dụng…

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)