Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

ChatGPT thay đổi cách dạy và học

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà khoa hc cnh báo, ChatGPT s thay đi cách dy và hc. Do vy, giáo dc cn ng x vi ChatGPT mt cách phù hp, không l thuc song cũng không bài tr


GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm cnh báo v vic ChatGPT thay đi cách dy và hc

Thay đi cách dy và hc

Trong hội thảo Đổi mới dạy – học với ChatGPT và trí tuệ nhân tạo do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức mới đây, GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm cảnh báo, ChatGPT sẽ thay đổi việc dạy và học. Một số nhà giáo dục cảnh báo về khả năng ChatGPT và các công cụ tương tự sẽ tác động mạnh mẽ đến giáo dục theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.

“GS. Ethan Mollick – ĐH Pennsylvania, Mỹ – mới đây đã viết trên Twitter rằng ChatGPT và AI đã làm “hỏng” việc cho bài tập về nhà. Một số trường học ở Mỹ cũng đã cảnh báo về điều này và yêu cầu giáo viên tăng cường kiểm tra các bài làm ở nhà, bổ sung việc đánh giá, thi cử trực tiếp. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng ChatGPT lại là cơ hội để thiết kế lại hình thức học tập hiện nay, có thể định hình tương lai của các lớp học sắp tới. Một số giáo viên đã sử dụng ChatGPT làm trợ lý cho mình, giúp soạn giáo trình, bài giảng, bài tập và phiếu đánh giá học viên, cho phép và hướng dẫn học viên học, làm bài với “gia sư” ChatGPT có bổ sung phỏng vấn, thuyết trình, tự đánh giá nhận xét, hoàn chỉnh bài làm của ChatGPT” – GS. Hoàng Văn Kiếm nêu ví dụ.

Từ đó, ông cho rằng sẽ có nhiều khả năng phát triển theo cấp số nhân của công cụ mới này mà giáo dục chưa thể hình dung được hết. Tuy nhiên, chắc chắn tốc độ và chất lượng của việc dạy và học sẽ được gia tăng rất nhiều với ChatGPT và các công cụ AI tương tự.

“Các phương thức giáo dục, đào tạo, đánh giá, kiểm định và hệ thống chứng chỉ, văn bằng, học vị… sẽ có những thay đổi lớn. Vào tháng 4-2022, Liên hợp quốc đã ra nghị quyết nhận định trí tuệ nhân tạo sẽ là ngữ pháp của thế kỷ 21, kêu gọi các quốc gia sớm có kế hoạch “xóa mù” kiến thức cơ bản về AI. Do vậy, ngành giáo dục Việt Nam và mỗi nhà trường cần phải nghĩ đến điều này. Việc làm quen sớm với AI không chỉ chuẩn bị cho thế hệ sắp tới sẽ sống, làm việc trong xã hội AI tràn ngập khắp mọi nơi mà còn giúp cho các em thông minh, năng động hơn, sớm có tư duy khác biệt và ước mơ sáng tạo…” – GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm nhấn mạnh.

Trong khi đó, PGS.TS Đinh Điền – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM khẳng định, việc ứng dụng AI và ChatGPT trong giáo dục ĐH sẽ mang lại nhiều cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH. Song, để tận dụng tối đa những cơ hội này thì giáo dục ĐH cần phải đối mặt và giải quyết các thách thức về chất lượng giáo dục, đạo đức và an toàn thông tin.

“Các nhà quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên cần phối hợp chặt chẽ, áp dụng các giải pháp và hướng dẫn sử dụng ChatGPT và AI một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện kỹ năng của sinh viên. Bằng cách này, giáo dục ĐH sẽ có thể tận dụng tối đa tiềm năng của ChatGPT và AI, đồng thời đảm bảo chất lượng giáo dục, phát triển bền vững. Điều này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội, đặc biệt trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển và kết nối chặt chẽ” – PGS.TS Đinh Điền phân tích.

ng x thế nào vi ChatGPT?

Tại Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU), sinh viên khoa học máy tính đã sử dụng ChatGPT trong giờ học môn phân tích và trực quan hóa dữ liệu. Sinh viên được khuyến khích sử dụng ChatGPT để hỗ trợ học tập. Bên cạnh đó, giảng viên cũng sử dụng ChatGPT hỗ trợ tạo bài giảng môn học, tạo câu hỏi trắc nghiệm, kiểm tra và đánh giá bài làm sinh viên.

“ChatGPT có thể giúp giảng viên tiết kiệm thời gian, giảm bớt công sức và cải thiện chất lượng giảng dạy, người học cũng thấy khá thú vị, học tập đạt hiệu quả. Thế nhưng, trong quá trình sử dụng thấy rằng việc sử dụng ChatGPT có thể làm giảm sự sáng tạo và khả năng tư duy, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập. ChatGPT có thể tạo ra các câu trả lời nhanh song không giúp ích cho xây dựng các kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện” – PGS.TS Trần Công Hùng – Khoa Kỹ thuật và Khoa học máy tính, SIU – chia sẻ.

Trước những thách thức và cơ hội mà ChatGPT mang lại cho giáo dục, câu hỏi đặt ra là giáo dục cần phải ứng xử thế nào với ChatGPT để mang lại hiệu quả tốt nhất.


Giáo dc cng x vi ChatGPT phù hp

TS. Huỳnh Trọng Thưa – Phó khoa CNTT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng, tiến bộ vượt bậc của ChatGPT so với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trước đây đã và đang làm dấy lên làn sóng lo ngại về việc chúng ta sẽ đào tạo, đánh giá thế nào đối với các thế hệ người học hiện tại và tương lai.

“Trong vai trò là giảng viên, tôi đã thử nghiệm ra đề thi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức sinh viên về một chủ đề cụ thể trên ChatGPT và hoàn toàn bị thuyết phục bởi khả năng tổng hợp kiến thức của nó. Thậm chí nó còn tạo ra các câu hỏi theo nhiều mức độ khó, dễ khác nhau.

Ngoài ra, khi tôi thử đặt câu hỏi về nhiều chủ đề khác nhau trong suốt quá trình lên khung nội dung cho chủ đề giảng dạy mới, ChatGPT đã cung cấp thông tin khá chi tiết về cả lý thuyết và ứng dụng. Tôi cũng có thể sử dụng ChatGPT trong nhiều cách khác nhau để giúp hỗ trợ các sinh viên trong lớp học. Với những khả năng này, rõ ràng ChatGPT giúp giảng viên tiết kiệm thời gian, giảm bớt công sức và cải thiện chất lượng giảng dạy” – ông chia sẻ.

Từ kinh nghiệm sử dụng ChatGPT vào trong giáo dục, TS. Huỳnh Trọng Thưa cho rằng, giáo dục cần có một ứng xử phù hợp với ChatGPT trong giáo dục. Trong đó, nên ứng xử với ChatGPT tương tự như khi giao tiếp với một công cụ học tập khác. Nên khuyến khích để cả người dạy và người học cùng sử dụng ChatGPT với việc xem nó là công cụ hỗ trợ, tránh sự lệ thuộc và cần phải có sự kiểm chứng lại các thông tin. Không nên cấm sử dụng ChatGPT trong giáo dục mà cần phải có cách tiếp cận theo hướng thay đổi phương pháp học tập, đánh giá cũ để phù hợp hơn…

Với riêng nhà quản lý giáo dục, TS. Huỳnh Trọng Thưa khuyên rằng nên dùng, cảm nhận, trải nghiệm để hiểu về ChatGPT, khai thác những điểm mạnh, hạn chế, tránh lệ thuộc song phải biết “đứng trên vai người khổng lồ” để làm sao đưa giáo dục chất lượng cao đến người học một cách dễ dàng, ít tốn kém. Đặc biệt, là có thể đưa ra các mô hình đào tạo tích hợp, những chính sách phù hợp với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của AI…

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)