Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Châu Á dậy lên làn sóng học MBA, các trường kinh doanh “hot” hái ra tiền

Tạp Chí Giáo Dục

Tăng trưởng kinh tế châu Á thúc đẩy làn sóng lao động trẻ muốn có một tấm bằng MBA, tấm vé tốt để có cơ hội làm việc nước ngoài và động cơ cho các trường kinh doanh hàng đầu thế giới hái ra tiền.


Số sinh viên đang theo học ở các trường kinh doanh trên thế giới có 1/3 là đến từ châu Á, tăng 25% so với bốn năm trước.
Năm 2010, các trường kinh doanh ở châu Á đã nhận gần 43.000 báo cáo điểm GMAT (bảng điểm về trình độ toán và tiếng Anh), yêu cầu để tham gia các khóa học MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh), từ các ứng viên, nhiều gấp đôi năm 2006, theo thống kê từ Hội đồng quản lý tuyển sinh sau đại học (GMAC, Mỹ). Số sinh viên đang theo học ở các trường kinh doanh trên thế giới có 1/3 là đến từ châu Á, tăng 25% so với bốn năm trước, một nửa trong số đó là nữ.
Không mấy ngạc nhiên khi chương trình học MBA châu Á bắt đầu mở rộng. Trường kinh doanh quốc tế và nghiên cứu hàng đầu thế giới, Insead (trụ sở tại Pháp), mở thêm cơ sở ở Singapore năm 2000 với số lượng học viên ban đầu chỉ 53 người, nay là 2.000 với tỉ lệ đơn đăng ký trong khu vực tăng 71% trong vòng 5 năm. Chủ nhiệm của Insead, ông Dipak Jain, cho biết: “Nhu cầu đến từ hai phía, các công ty đòi hỏi các thạc sĩ MBA chất lượng cao, trong khi sinh viên nghĩ rằng MBA là một cách hay để có công việc tốt”.
Trường kinh doanh Ấn Độ (ISB, hiện có hai cơ sở ở Hyderabad và Mohali) theo đó cũng nâng số lượng tuyển sinh lên năm lần trong tám năm, hiện ở mức 560 học viên, phấn đấu trở thành một trong năm trường có chương trình MBA hàng đầu thế giới.
Sự hấp dẫn về tốc độ lớn mạnh của các nền kinh tế châu Á cũng thu hút các ứng viên MBA từ bên ngoài châu lục. Gần 900 người Mỹ đã gửi điểm GMAT đến các trường kinh doanh châu Á năm 2010. Precision Essay, một văn phòng tư vấn học MBA, đã giúp hơn 10.000 ứng viên châu Á nộp đơn vào các chương trình ở Mỹ trong 5 năm qua, chiếm gần 2/3 tổng số các chương trình. Ông Jain nói: “Mỗi lớp học MBA giờ giống như một Liên hiệp quốc thu nhỏ”.
Trái với châu Á, hầu hết các trường kinh doanh ở Mỹ đang giới hạn chương trình học ở châu Á để hạn chế nhu cầu. Đại học Duke được xem là trường duy nhất có chương trình kinh doanh với kế hoạch đầy tham vọng ở châu Á khi mở một cơ sở mới gần Thượng Hải trong năm tới.
Trong khi đó, nhu cầu đào tạo kinh doanh tiên tiến đang được các trường kinh doanh châu Á đẩy mạnh ra ngoài khu vực nam Thái Bình Dương. Con số 278.000 báo cáo điểm GMAT đến chương trình học MBA ở các lục địa khác, bao gồm cả 188.000 hồ sơ đến các trường ở Mỹ, từ những cư dân châu Á, là con số không nhỏ. Ông Jain cho biết: “Mọi người không còn hứng thú làm việc trong nước, họ thích đến bất cứ đâu và để làm được điều đó thì bằng MBA là một tấm vé tuyệt vời”.
Theo Khả Anh
Sài Gòn tiếp thị / WSJ

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)