Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Châu Á ngày càng “hút” sinh viên Mỹ du học

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Theo một số khảo sát của các cơ quan nghiên cứu giáo dục ở châu Âu, giờ đây, châu Âu không còn là điểm đến hấp dẫn đối với các sinh viên, học sinh Mỹ. Những số liệu khảo sát mới nhất của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) cho thấy, con số các sinh viên Mỹ đến học tập tại Trung Quốc và nhiều nước thuộc khu vực châu Á đã tăng lên một cách đáng kinh ngạc…

Học tại Trung Quốc: nơi lựa chọn của nhiều sinh viên

Trong năm học 2003-2004, số lượng sinh viên Mỹ đến Trung Quốc du học là 4.737 người, tăng 90% so với năm trước đó. Riêng trong năm 2007, con số này đã tăng thêm 8.830 sinh viên (tăng 38% so với năm 2006). Lượng sinh viên Mỹ chọn Nhật Bản làm môi trường giáo dục cho mình cũng tăng 8% (tương ứng với 4.411 sinh viên) và tại Ấn Độ là 2.115 sinh viên (tăng 20%). Châu Á đang “hút” ngày càng đông bạn trẻ Mỹ có ý định đi du học ở nước ngoài. Hiện nay, không ít các trường đại học ở Mỹ yêu cầu sinh viên phải hoàn thành khóa học tại nước thứ hai. Đơn cử như Trường Đại học Yale danh tiếng đã quyết định tổ chức lại chương trình giảng dạy, đặc biệt là yêu cầu các nghiên cứu sinh theo học MBA phải thực hiện việc nghiên cứu tại nước ngoài. Các sinh viên theo học ngành giáo dục thuộc Đại học Groucher tại Baltimore cũng phải hoàn thành phần nghiên cứu tại nước ngoài, bắt đầu từ năm học 2007.

Theo IIE, hiện nước Mỹ có khoảng 206.000 sinh viên đang tham gia vào các khóa học có thời gian nghiên cứu và học tập tại nước ngoài. Những báo cáo gần đây nhất cho thấy mặc dù châu Âu vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các sinh viên Mỹ nhưng nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản hay Ấn Độ đang là sự lựa chọn được đối tượng này quan tâm. Đặc biệt, Trung Quốc là quốc gia thu hút được nhiều sinh viên Mỹ hơn cả – đứng thứ 8 trong top 10 quốc gia thu hút nhiều sinh viên Mỹ đến trọ học.

Vừa học, vừa du lịch

Một số sinh viên Mỹ tại Trung QuốcKhông ít sinh viên Mỹ lựa chọn du học tại các nước châu Á với mục đích chính là học ngôn ngữ. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc… trong vài thập niên trở lại đây là một trong những lý do khiến cho ngôn ngữ các nước này đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu. Và để học giỏi ngoại ngữ, không có phương pháp nào tốt hơn là được rèn luyện trong môi trường bản ngữ. Ngoài ra, du học tại các nước có nền văn hóa lâu đời cũng sẽ đem đến cho sinh viên thêm nhiều cơ hội được du lịch, khám phá, giao lưu, mở mang kiến thức mà đặc biệt là kiến thức về phong tục và văn hóa phương Đông.

Allan E. Goodman, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của IIE nhận định, khuynh hướng sinh viên Mỹ đổ sang học đại học ở các nước châu Á là hoàn toàn dễ hiểu. Theo ông, những khóa học như vậy sẽ cung cấp cho sinh viên những kỹ năng văn hóa cần thiết cho công việc trong tương lai và đặc biệt hữu ích khi sinh viên đó lại muốn làm việc trong môi trường đa văn hóa tại các tập đoàn đa quốc gia.

Bất chấp làn sóng giao thoa văn hóa Mỹ – Á đang ngày càng gia tăng, hệ thống giáo dục tại Hoa Kỳ vẫn chủ yếu mang nặng ảnh hưởng của văn hóa giáo dục Mỹ – Âu. Trong suốt cấp bậc từ tiểu học đến đại học, học sinh phải bắt buộc theo học nhiều bộ môn liên quan đến lịch sử Mỹ và châu Âu, rất ít môn liên quan đến châu Á, và nếu có thì đa phần là các môn không bắt buộc. Chính vì vậy, với những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa và lịch sử châu Á, họ phải đi du học tại chính các quốc gia đó. Lauren Konopacz, một du học sinh tại Trung Quốc cho biết: “Khi tôi lên đại học, để có thể theo đuổi ngành châu Á học, tôi phải chọn học một ngôn ngữ châu Á. Tôi đã chọn tiếng Trung, mặc dù biết đây là một ngôn ngữ rất khó học. Và tôi quyết định đi du học bởi tôi biết rằng muốn giỏi tiếng Trung và thực sự hiểu sâu hơn về nền văn hóa Trung Quốc thì cách tốt nhất là phải đến Trung Quốc.”

Với tham vọng trở thành một trong những nơi giảng dạy tốt nhất trên thế giới, Trung Quốc đang ngày càng tích cực hơn trong việc thu hút các sinh viên giỏi trên thế giới. Nhiều trường đại học hàng đầu ở nước này đã mở cửa cho các sinh viên nước ngoài, đặc biệt là các công dân Mỹ và các quốc gia phương Tây. Các sinh viên “ngoại” sẽ phải trả học phí cao hơn, sống ở khu ký túc xá tiện nghi hơn nhưng chỉ phải đáp ứng những đòi hỏi đầu vào thấp hơn nhiều so với sinh viên Trung Quốc. Đây cũng là một trong những nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho Trung Quốc.

Nếu trước đây, Trung Quốc quen với việc để cho một lượng lớn các tài năng đến học tập và tìm kiếm cơ hội tại Mỹ và châu Âu thì với những cơ hội làm việc dồi dào ở Trung Quốc như hiện nay, các trường đại học lại đang chứng kiến một sự đảo ngược. Trung Quốc hiện đang là nguồn cung cấp sinh viên quốc tế lớn thứ hai, chỉ đứng sau Mỹ.

H.Hoa


Bình luận (0)