Hội nhậpThế giới 24h

Châu Á thành lập Quỹ hỗ trợ tiền tệ chung

Tạp Chí Giáo Dục

 

Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và 10 nước khu vực Đông Nam Á (Asean) mới đây đã phê chuẩn một quỹ dự trữ ngoại hối trị giá 120 tỷ USD. Quỹ này hướng tới việc hỗ trợ cho tiền tệ cho các quốc gia trước bối cảnh khủng hoảng toàn cầu ngày càng nghiêm trọng.
Hơn 50% giá trị Quỹ, tương đương 80 tỷ USD, đã được đề xuất vào tháng 5 năm ngoái cùng với việc phát triển của sáng kiến hiện tại với tên gọi là Chiang Mai Initiative (CMI) cho phép các trao đổi tiền tệ giữa hai bên. Các bộ trưởng tài chính và các quan chức chính phủ của các nước tham gia cũng đã thông báo quyết định này tại một hội nghị ở Phuket, Thái Lan. “Qũy sẽ củng cố niềm tin và hỗ trợ các quốc gia này trong bất cứ trường hợp khẩn cấp nào.”-Ông Alvin Liew, nhà kinh tế học của công ty Standard Chartered Plc tại Singapore nói – “Trong tình hình khủng hoảng như hiện nay chúng ta không thể loại trừ các trường hợp khi một số nước cần đến quỹ này .”
Năm 2008, do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tới các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu ở khu vực châu Á nên nhiều loại hình tiền tệ của các nước này đã sụt giảm giá trị và đe dọa đến sự ổn định của vùng. Qũy này cũng nhắm tới việc đảm bảo cho các ngân hàng TW có đủ lực để bảo vệ tiền tệ của họ trước những tác động mang tính đầu cơ như các trường hợp làm suy yếu các khoản dự trữ tại Indonêsia, Thái Lan và Hàn Quốc trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính những năm 1997-1998.
Trong một phát biểu chung các bộ trưởng của 10 nước Đông Nam Á và 3 nước láng giềng cho hay “Các dòng vốn chảy vào khu vực này đã thưa dần do sự sụt giảm của tỷ suất vay vốn toàn cầu.”
Đe dọa tới tăng trưởng
Cơ cấu đảo chiều của các dòng tiền tệ ảnh hưởng lớn tới các thị trường tài chính có thể hủy hoại các triển vọng tăng trưởng kinh tế. Các bộ trưởng cũng nói “Đây có thể là một nguy hiểm lớn đe dọa tới tăng trưởng của vùng vốn đã bị kéo xuống bởi suy giảm kinh tế toàn cầu.”
Theo số liệu của hãng tin Bloomberg, 8 trong số 10 loại hình tiền tệ được giao dịch phổ biến nhất tại châu Á ngoại trừ Nhật Bản đã sụt giảm so với đồng USD trong năm qua, dẫn đầu là đồng won của Hàn Quốc với 37% và tiếp theo là đồng Rupia của Indonesia với 23%.
Các loại hình tiền tệ này có nguy cơ sụt giảm hơn nữa khi các quốc gia thịnh vượng hơn hạn chế các đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư tư nhân bán cổ phiếu và các tài sản hiện có của họ vào các thị trường mới nổi. Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ góp 80% cho quỹ này và các quốc gia Asian sẽ đóng góp phần còn lại phù hợp với mức đề xuất của năm ngoái. Lượng vốn mà mỗi quốc gia đóng góp và thời gian hoàn thành bản sửa đổi này vẫn đang được thảo luận.
Khủng hoảng châu Á
Cách đây 1 thập kỷ Indonesia, Thai Lan và Hàn Quốc đã quá lạm dụng quỹ dự trữ với hi vọng đẩy tỷ lệ trao đổi của họ lên mức cao hơn. Ba quốc gia này đã buộc phải quay hướng vay quỹ tiền tệ thế giới (IMF) 100 tỷ USD. Đổi lại, chính phủ của các nước này phải cắt giảm tiêu dùng, tăng tỷ lệ lãi suất và bán lại các công ty thuộc sở hữu của nhà nước. Từ đó, Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Triều Tiên cùng với các nền kinh tế khác của châu Á đã tích cóp được hơn 3.6 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối, chiếm ½ dự trữ ngoại hối toàn cầu. Hậu quả của suy giảm kinh tế tòan cầu đã khiến một số nước của khu vực châu Á phải sử dụng quỹ dự trữ của họ hỗ trợ cho việc Hàn Quốc sụt giảm còn 202 tỷ USD trong tháng 1 từ mức kỷ lục là 264 tỷ USD hồi tháng 3 năm ngoái, Malaysia sụt giảm từ 123.7 tỷ USD hồi tháng 8 năm ngoái xuống 91.3 tỷ USD vào 30/1 năm nay và Indonesia cũng sụt giảm không kém với 10 tỷ USD so với tháng 7 năm ngoái còn 50.9 tỷ USD vào cuối tháng 1 năm nay.
Những bước đầu tiên
Chủ tịch của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ông Haruhiko Kuroda cho hay “Vẫn có nhu cầu cho hợp tác tăng dự trữ ngoại tệ” giúp ổn định khu vực. “Một sáng kiến Chiang Mai mở rộng và có sự hợp tác nhiều bên chỉ là một bước quan trọng đầu tiên nếu nó được thực thi một cách nhanh chóng.” Các quốc gia châu Á đang mở rộng các hiệp định trao đổi tiền tệ song phương mới ngay cả khi họ đã thiết lập quỹ dự trữ kết hợp này. Mới đây Nhật Bản và Indonesia đã chấp thuận tăng mức trao đổi tiền tệ song phương hiện tại từ 6% lên tới 12%. Trung Quốc và Malaysia cũng đã phê chuẩn mức trao đổi tiền tệ 80 tỷ Yên trong 3 năm. Theo các bộ trưởng “Với tư cách là một giải pháp tạm thời hệ thống hiệp định về trao đổi song phương hiện tại nên phát huy hết vai trò và được tăng cường cả về kích cỡ và thành viên tham gia nếu cần thiết.”
Bùi Huyền (dddn)
 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)