Hội nhậpThế giới 24h

Châu Á tung tiền vượt khó!

Tạp Chí Giáo Dục

Chính phủ các nước châu Á đang gấp rút lên kế hoạch tăng cường các giải pháp kích thích tăng trưởng khi nhu cầu toàn cầu ngày càng sụt giảm đã ảnh hưởng đến xuất khẩu và đẩy nền kinh tế trong vùng vào tình trạng nặng nề hơn.
Ấn Độ đã cắt giảm tỷ lệ lãi suất lần thứ 4 kể từ tháng 10 và còn tiết lộ một kế hoạch cứu trợ khác. Singapore sẽ đưa ra một khoản cứu trợ trong ngân quỹ trong tháng 1 hoặc tháng 2 tới. Và Trung Quốc có thể cũng sẽ thông báo một loạt các giải pháp vớt vát cho tình hình tăng trưởng trong đầu tháng 1 này. Các lãnh đạo của Hàn Quốc và Malaysia cho biết họ sẽ áp dùng các bước trong kế hoạch thúc đây tăng trưởng nếu cần thiết.
Các nền kinh tế khu vực châu Á đang suy yếu dần khi nhu cầu mua sản phẩm giảm mạnh do những mối lo về tình hình khủng hoảng kéo dài ở các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Singapore cũng đã dự báo kinh tế trong năm 2009 có thể sẽ giảm sút hơn nữa so với dự báo trong tháng 11 và các báo cáo cũng chỉ cho thấy xuất khẩu và sản xuất tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Ý đã giảm sút đáng kể. “Sẽ còn có nhiều giải pháp cứu trợ tài chính và các chính sách  nới lỏng tài chính trong 3-4 tháng nữa.” Ông Frederic Neumann – một nhà kinh tế của công ty chứng khoán HSBC tại Hồng Kông nói -“Chúng tôi tin rằng châu Á sẽ có thể điều chỉnh mức cầu nội địa và vực dậy tình hình tăng trưởng” trong quý thứ II của năm.
Ngân hàng dự trữ Ấn Độ đã hạ thấp tỷ lệ lãi suất vay qua đêm 1% xuống 5,5%. Chính phủ nước này đã tăng gấp đôi mức dự trữ các nhà đầu tư hải ngoại có thể nắm giữ bằng trái phiếu nội địa và huy động thêm vốn cho các ngân hàng quốc gia. Ấn Độ đã hạ tỷ lệ lãi suất cho vay qua đêm, tỷ lệ mua lại xuống 3,5% và tỷ lệ mua, tỷ lệ mua lại dự trữ cũng đã được cắt giảm tới 2% từ 20/10. Nước này cũng cắt giảm tỷ lệ tiền gửi mà các ngân hàng phải nắm giữ dự trữ tới  4% xuống mức thấp nhất kể tự năm 2006.
Khá ảm đạm
Ông K. Ramanathan, người quản lý 2,2 tỷ USD khoản vay của Ấn Độ tại công ty quản lý đầu tư ING tai Mumbai cho hay “Sẽ vẫn có nhiều khả năng về cắt giảm các tỷ lệ khi bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế ngày càng ảm đạm.” Ông nói thêm “Chính sách cứu vãn chiều hướng đi  xuống của nền kinh tế là khá hợp lý.”
Trung Quốc đã tiết lộ một kế hoạch kích thích kinh tế với 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 585 tỷ USD) vào tháng 11. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng cho biết nước này có thể sẽ đưa ra một gói cứu trợ khác nhằm thúc đẩy một nền kinh tế đang tiến dần tới mức tăng trưởng thấp nhất trong 2 thập kỷ qua. Ông cũng đã đưa ra các trợ cấp giúp những người nông dân mua các thiết bị điện dân dụng và cắt giảm thuế bất động sản.
Tổng thống Lee Myung Bak cho biết Hàn Quốc đã cam kết hỗ trợ tiêu dùng với 30 tỷ USD, giảm thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập từ tháng 9 nay lại tiếp tục giảm các tỷ lệ lãi suất và giảm bớt gánh nặng cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ.
Các đợt cắt giảm lãi suất tại Malaysia
Tại Malaysia, trong tháng 11, ngân hàng TW đã lần đầu tiên cắt giảm các tỷ lệ kể từ năm 2003. Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi của nước này cũng sẽ đưa ra một số giải pháp cần thiết khác cho thúc đẩy tăng trưởng. “Các chính phủ sẽ đưa mọi thứ vào hệ thống và cứu vãn nó.”-Ông Jason The, người quản lý 5,7 tỷ USD của công ty đầu tư Investors Mutual Ltd tại Sydney nói “Ở khía cạnh nào đó, bạn nên nghĩ rằng những lợi nhuận kinh tế sẽ đến.”
Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore và New Zeland cũng đã rơi vào suy thoái. Ngân hàng thế giới đã dự đoán rằng thương mại quốc tế trong năm 2009 sẽ ảm đạm chưa từng có trong 25 năm qua. Xuất khẩu ước tính chiếm khoảng 32% GDP của châu Á.
Thái Lan -Nguy cơ suy thoái
Vận tải biển nước ngoài của Ấn Độ đang suy giảm dần, và tuần này Việt Nam cũng đã thông báo kế hoạch mở rộng kinh tế năm 2008 là kế hoạch tồi tệ nhất trong 9 năm trở lại đây. So với 3 nước có nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á thì Thái Lan đang rơi vào nguy cơ suy thoái trong quý này, trong khi đó Malaysia và Indonesia dự đoán một mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2001.
Tình hình xấu nhất của khủng khoảng tài chính kinh tế từ cuộc Đại Khủng Hoảng những năm 1930 đã trở lại với viễn cảnh còn tồi tệ hơn theo lời bình luận của giáo sư trường ĐH New York, ông Nouriel Roubini.
Tại Trung Quốc, nơi mà các nhà sản xuất công nghiệp đồ chơi kim loại sẽ giảm mức độ sản xuất hoặc có thể ngừng sản xuất và mức tăng trưởng của nước này theo dự đoán của ông Roubini là sẽ giảm 5% hay thấp hơn một chút trong năm nay. Ông cũng dự đoán Ấn Độ sẽ đối mặt với mức sụt giảm nghiêm trọng. “Khi các chính sách tiền tệ truyền thống trở lên vô hiệu lực thì những chính sách không chính thống khác sẽ được áp dụng.” Ông  nói –“ Trong số đó sẽ có các chính sách giải cứu các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính và những người cho vay, và hàng loạt các điều khoản về thanh khoản đối với các ngân hàng với nỗ lực giảm bớt những nặng nề mà khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra.”
Bùi Huyền (dddn)
 

 

Bình luận (0)