Hội nhậpThế giới 24h

Châu Âu: Các “ông lớn” đều yếu

Tạp Chí Giáo Dục






Normal
0


false
false
false







MicrosoftInternetExplorer4




Chính phủ các nền kinh tế lớn của khu vực Euro đang lo lắng và tìm kiếm mọi phương cách để kích thích tiêu dùng

Nền kinh tế các quốc gia khu vực Euro zone đã bị đẩy vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn theo hướng lao vào một đợt suy thoái sâu. Trong đó nước Đức, nền kinh tế hàng đầu EU chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất.
Bất kỳ nền kinh tế thuộc khu vực Euro Châu Âu nào không thể trụ vững trước tác động của rắc rối tín dụng Anh thì đều vướng sâu vào khó khăn kinh tế.
Dấn sâu vào suy thoái
Báo cáo công bố ngày 13/2/2009 cho biết tổng sản lượng nội địa – GDP của khu vực Euro đã giảm 1,5% trong ba tháng cuối cùng của năm 2008. Đó là sự suy yếu tương đương với khó khăn kinh tế của Anh và thậm chí còn tồi tệ hơn suy thoái của kinh tế Mỹ. Sự suy giảm diễn ra ở hầu hết các nền kinh tế khu vực Euro nhưng trong bốn quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thì Đức chịu nhiều tổn thất nhất. GDP của Đức tụt 2,1% trong quý IV năm 2008, trước đó trong quý II, quý III kinh tế Đức cũng đã phải hứng chịu những sự suy giảm nhất định. GDP của Italia tụt giảm 1,8% trong cùng thời gian tương tự với Đức, còn GDP của Pháp giảm 1,2%; GDP của Tây Ban Nha giảm 1%. Giới phân tích nhận định cả bốn nền kinh tế lớn của khu vực Euro là Đức, Italia, Pháp, Tây Ban Nha đều dấn sâu vào suy thoái.
Đặc biệt những con số đáng lo ngại đến từ Đức đã làm thay đổi tất cả những suy nghĩ thông thường. Trước kia, người ta cho rằng kinh tế Đức, đất nước có thặng dư thương mại cao và không phụ thuộc vào dòng vốn quốc tế, có thể trụ vững trong cơn bão tài chính toàn cầu. Có nhiều lý do để tin điều đó vì Đức có nền công nghiệp sản xuất hàng hóa mạnh, khu vực dịch vụ tài chính phát triển luôn mang lại lợi nhuận lớn. Đức cũng đứng ngoài vụ nổ bong bóng nhà đất và tín dụng vốn đang gây hại trên phần lớn các quốc gia giàu có. Đức có tỷ lệ tiết kiệm cao, mức độ nợ quốc gia thấp so với các nước khác như Anh và Mỹ.
Nhưng dù có nhiều yếu tố mang tính vững chắc như thế, nền kinh tế Đức đã suy sụp nặng nề hơn bất kỳ quốc gia lớn giàu có nào (may chăng có ngoại trừ Nhật Bản, một nền kinh tế thiên về xuất khẩu hàng hóa và có tỷ lệ tiết kiệm cao nhưng cũng đang phải hứng chịu suy thoái nặng nề). Các dấu hiệu tưởng như vững chãi của kinh tế Đức, giờ đây lại bộc lộ thành những điểm yếu nhất. Tính khôn ngoan, cẩn thận không phải luôn luôn là thói quen tốt nhất trong thời điểm hiện tại. Khi mà người dân các nước đang cố gắng mua sắm nhiều hơn với sự trợ giúp của chính phủ để kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất phát triển thì người tiêu dùng Đức vốn đã cẩn thận nay càng thận trọng hơn trong chi tiêu. Điều đó làm cho nền kinh tế Đức càng khó hồi phục nhanh trở lại sau những khó khăn mang tính suy giảm phát triển. Vì thế kinh tế Đức càng phụ thuộc nặng nề vào nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ thị trường ngoại. Lệnh đặt mua hàng hóa của Đức đã giảm khoảng một phần tư trong năm 2008 và điều đó khiến cho các Cty của Đức, vốn phụ thuộc nặng vào thị trường nước ngoài, phải giảm đầu tư của mình.
Hợp tác để kích cầu
Tình cảnh Pháp và Italia, hai nền kinh tế lớn của EU (sau Đức) cũng có phần giống với Đức và những nước này phải hứng chịu khó khăn thay vì trở nên mạnh mẽ hơn trong thời kỳ kinh tế thế giới loạn lạc. Là các quốc gia sản xuất hàng hóa xuất khẩu, Đức, Pháp, Italia đang phải chấp nhận thực tế là không bán được nhiều hàng vì người tiêu dùng cắt giảm việc mua sắm các vật dụng đắt tiền như ôtô, môtô, thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy giặt… Khi nền kinh tế đi xuống và đình đốn thì điều tất yếu xảy ra sau đó là việc làm sẽ bị cắt giảm. Có nhiều dấu hiệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp, Đức đang tăng nhanh dù hiện thời chưa bi thảm như ở Anh và Mỹ.
Tất cả những khó khăn đó khiến chính phủ các nền kinh tế lớn của khu vực Euro càng lo lắng và tìm kiếm mọi phương cách để kích thích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất hàng hóa và hợp tác với các quốc gia có nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc cùng các thể chế tài chính kinh tế của thế giới như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế để sớm phục hồi nền kinh tế toàn cầu và qua đó cũng cứu chính nền kinh tế của đất nước mình.
Hoa Chi (dddn)
 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)