Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Châu Âu chờ đợi giải pháp cho khủng hoảng khu vực đồng euro

Tạp Chí Giáo Dục

Tôi đi trên chuyến tàu tốc hành Eurostar từ Anh đến Brussels (Bỉ) để đưa tin về Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Âu (EU) nhằm tìm giải pháp cho nợ công (diễn ra trong 2 ngày 22 – 23.10).

Đáng tiếc, chuyến tàu của tôi bị hoãn và trùng hợp kỳ lạ khi đại kế hoạch của EU nhằm kiềm chế khủng hoảng khu vực đồng euro cũng bị trì hoãn.

Trước ngày 23.10, mọi con mắt đều đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh EU, mong chờ sẽ được thấy một giải pháp hữu hiệu và chung nhất cho cuộc khủng hoảng. Song theo thông báo của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, hội nghị này sẽ chỉ thông báo một phần kế hoạch và phần còn lại sẽ tiếp tục được bàn đến trong hội nghị thượng đỉnh tiếp theo vào ngày 26.10.

Tôi, cũng như tất cả những người đang theo dõi từng bước tiến của Châu Âu trong việc ngăn chặn khủng hoảng nợ công, đều hiểu không nên trông đợi quá nhiều rằng một thỏa thuận cuối cùng sẽ được công bố vào ngày 26.10. Những nỗ lực bàn thảo của Châu Âu đang bộc lộ thêm một cuộc khủng hoảng khác: Khủng hoảng của lòng tin trong các nhà lãnh đạo EU trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Cannes vào đầu tháng 11.
Chúng ta biết yếu tố bất đồng chủ chốt là gì và nó xuất phát từ đâu. Pháp muốn NHTƯ Châu Âu (ECB) đóng vai trò then chốt trong bất cứ nỗ lực nào nhằm tăng cường quyền hạn cho quỹ giải cứu khủng hoảng Châu Âu, hay còn gọi EFSF. Đức bác bỏ điều đó.

Đức muốn các NH phải cắt giảm hơn nữa các khoản nợ của họ đối với Hy Lạp. Pháp lại không muốn điều này – một phần vì e ngại tác động của nó đến một vài NH Pháp quan trọng về mặt chính trị.

Đức và Pháp còn bất đồng về việc làm cách nào để tăng thêm quyền cho quỹ EFSF. Quan điểm của Pháp – với sự đồng thuận của Anh và Mỹ – lại cho rằng bức tường lửa tài chính vây quanh Hy Lạp phải ở trên mọi sự tín nhiệm quốc gia. Nguồn lực này không thể đạt được độ tín nhiệm đó, nếu nó không, gián tiếp hoặc trực tiếp, liên quan đến các nguồn lực của ECB. Và rõ ràng, sự cắt giảm nợ cho Hy Lạp càng nhiều, “bức tường lửa tài chính” này càng cần phải lớn hơn. Trong khi đó, Đức luôn phản đối việc quỹ EFSF được tiếp cận với các nguồn quỹ tiền mặt khổng lồ của ECB, điều mà Pháp mong muốn.

Trong cuộc họp tại Brussels hôm 22.10, các bộ trưởng tài chính EU đã thúc giục các NH lớn của khu vực tìm cách tăng thêm dòng vốn chừng 100 tỉ euro và chấp nhận sự thua lỗ nặng nề đối với những trái phiếu Hy Lạp mà họ nắm giữ. Các nhà lãnh đạo Châu Âu còn muốn các NH phải chuyển các quỹ giải cứu của họ vào một hệ thống an toàn hơn, nhằm chặn đứng nguy cơ các nền kinh tế lớn như Italia, Tây Ban Nha rơi vào bẫy nợ tương tự như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.

Song các cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo EU và các chủ NH diễn ra không dễ dàng. Theo ông Charles Dallara, đại diện các nhà đầu tư tư nhân, các cuộc đàm phán tiến triển rất chậm chạp. “Chúng tôi vẫn chưa hề tiến gần được đến bất cứ thỏa thuận nào” – ông Dallara cho hay.

Theo Lao Động

(Theo BBC)

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)