Ông Antonio Tajani cầm một món đồ chơi giả tại buổi phát động chiến dịch Đồ chơi an toàn ở Brussels (Bỉ) ngày 1-8 – Ảnh: EC
Nội dung chính trong chiến dịch là hoạt động truyền thông bằng đoạn video có nhân vật robot hoạt hình khuyến cáo khách hàng phải tìm kiếm nhãn CE trên đồ chơi, có nghĩa là mặt hàng này đáp ứng các quy tắc an toàn của Liên minh châu Âu (EU), không cho trẻ dưới 3 tuổi sử dụng các sản phẩm lắp ráp…
Đồ chơi kém chất lượng có thể chứa kim loại nặng và các hóa chất độc hại khác ở liều lượng cao.
EC cho biết hơn một nửa đồ chơi giả đang được bán ở thị trường châu Âu do Trung Quốc sản xuất.
Trong năm 2011, hải quan châu Âu đã ngăn chặn 115 triệu món hàng giả được tung ra thị trường, tăng 15% so với năm trước.
Báo cáo của EU cho biết tổng số hàng giả bị tịch thu có giá trị 1,57 tỉ USD, trong đó chỉ riêng sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm tới 73%, sau đó là Hong Kong (7,7%), Hi Lạp (4,8%) và Ấn Độ (3,3%).
Mặt hàng được làm giả phổ biến bị tịch thu thu như thuốc men chiếm 24% các sản phẩm giả, kế đến là mỹ phẩm, thuốc lá, vật liệu đóng gói, rượu, nước ngọt và điện thoại di động.
Cao ủy phụ trách công nghiệp EU Antonio Tajani yêu cầu các cơ quan liên quan và công ty phải truy tìm nguồn gốc hàng hóa cẩn thận hơn.
Ông cho biết các sản phẩm giả mạo lưu thông trên toàn cầu trị giá hơn 500 tỉ USD.
Theo Tấn Khoa (TTO/ AFP)
Bình luận (0)