Mùa thi ĐH năm nay, cùng với quyết định không hạ điểm sàn của Bộ GD-ĐT là cơn lao đao của các trường ĐH top dưới trong cuộc săn thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Quy định mở của ngành GD năm nay cho phép thí sinh nộp, rút hồ sơ thoải mái khiến cho không khí tuyển sinh càng căng như dây đàn. Trong khốn khó, nhiều chiêu xét tuyển NV2,3 lách quy chế tuyển sinh đã được đưa ra.
Thí sinh xem lại bài thi. Ảnh: GDTD |
Đủ "chiêu" xét tuyển
Đồng loạt nhiều báo ngày hôm nay phản ánh nhiều trường ĐH do khan hiếm nguồn tuyển đã tìm đủ mọi cách để có thí sinh nộp hồ sơ, kể cả những cách chưa được Bộ GD-ĐT chấp nhận.
Báo Thanh niên cho hay, Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định tuyển cả thí sinh khối B cho các ngành kỹ thuật phần mềm, truyền thông và mạng máy tính, hệ thống thông tin quản lý, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán. Dù như vậy, nguồn vào trường còn khan hiếm đến độ, một cán bộ tuyển sinh còn hối thúc thí sinh nên nộp hồ sơ ngay và khẳng định, 14 điểm của khối B là chắc chắn đỗ vào trường.
Quy chế tuyển sinh quy định một đằng nhưng nhiều trường ĐH lại xét tuyển NV2 một nẻo, khiến cho quyền lợi của các thí sinh thi "3 chung" không được đảm bảo công bằng.
Điển hình là việc "khoanh vùng" thí sinh được nộp hồ sơ xét tuyển của một số trường. ĐH Ngân hàng TP.HCM chỉ xét tuyển NV2 ngành quản trị kinh doanh cho thí sinh dự thi khối A vào trường hay ĐH Hà Nội có 163 chỉ tiêu xét tuyển NV2 nhưng điều kiện xét tuyển là những thí sinh có NV1 thi vào trường nhưng không đủ điểm trúng tuyển. Như vậy, những TS dự thi ở trường khác mặc dù có điểm cao hơn mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển của trường cũng không có cơ hội được xét tuyển.
Lý giải cho điều này, ông Đặng Đình Cung – Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Hà Nội, cho biết, vì trường tuyển sinh theo ngành nên nhiều thí sinh có điểm cao vẫn trượt NV1. Vì vậy, trường muốn dành sự ưu tiên cho các thí sinh này.
Nguyện vọng bổ sung, nguyện vọng 1B cũng là những hình thức khác để không để lọt thí sinh thi vào trường mình. ĐH Bách khoa Hà Nội cho phép thí sinh nhận giấy báo thi được điền thêm "phiếu đăng ký nguyện vọng bổ sung" để "lọt sàng thì xuống nia", không dỗ NV1 sẽ được tự động xét tuyển NV đăng ký bổ sung. ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cũng cho phép thí sinh được xét tuyển "kép" một ngành ở ĐH kèm một ngành ở Cao đẳng.
Thậm chí, để "nắm chân" cho thật chắc những thi sính đã đăng ký NV2, 3 vào trường mình, ĐH Quốc tế Bắc Hà (Từ Liêm, Hà Nội) đã vội vã công bố cả điểm trúng tuyển dù chưa đến thời gian nộp hồ sơ xét tuyển NV2. Theo đó, điểm trúng tuyển bậc ĐH là 13 và CĐ là 10 (HSPT) với các ngành quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính – ngân hàng, kỹ thuật điện tử – truyền thông, công nghệ thông tin.
Không thắng nổi tâm lý sợ làm nông của thí sinh
Báo Giáo dục Thời đại và Giáo dục Việt Nam cùng thông tin về một thực trạng đáng buồn khác của các ngành nông-lâm-ngư-nghiệp.
Trên thực tế, các ngành này đang rất cần nguồn lao động được đào tạo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không phải cứ cầu cao thì kích thích được cung sẽ cao. Nỗi ám ảnh thiếu hiểu biết về việc học nông-lâm-ngư-nghiệp không thoát li được khỏi đồng ruộng chân lấm tay bùn khiến nhiều thí sinh không mặn mà với nhóm ngành này.
PGS Đinh Xuân Khoa, Hiệu trưởng ĐH Vinh cho biết, mùa tốt nghiệp năm 2011, trường nhận được 300 yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực nông -lâm – ngư, trong khi chỉ có 185 sinh viên ra trường.
Mặc dù các trường có điểm xét tuyển đầu vào chỉ bằng điểm sàn của Bộ và đã đi về tận các tỉnh để giới thiệu, nói rõ cho học sinh về ngành học nhưng tâm lý e ngại làm ruộng vẫn là vật cản lớn khiến nhiều thí sinh không nộp hồ sơ vào các ngành nông nghiệp.
Nhiều ngành quan trọng như “Nuôi trồng thủy sản, Bảo vệ thực vật và Thú y” của Trường ĐH dân lập Lương Thế Vinh (TP Nam Định) thường xuyên không có sinh viên học và có thể trong năm nay sẽ phải xem xét tạm đóng cửa.
Tình trạng này cũng tương tự ở ngành Kinh tế nông nghiệp và kinh tế quản lý môi trường ở ĐH Quang Trung (Quy Nhơn) dù nhà nước đang rất cần nhưng các trường không có nguồn tuyển vì không vượt qua nổi tâm lý sợ nông nghiệp của học sinh.
Trong ngày hôm nay, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi các trường ĐH báo cáo kết quả điểm trúng tuyển NV1 và tiêu chuẩn xét tuyển nguyện vọng 2, với hạn chót trước ngày 23/8. Từ ngày 25/8, thí sinh sẽ nộp hồ sơ xét tuyển trong 20 ngày.
Đồng loạt nhiều báo ngày hôm nay phản ánh nhiều trường ĐH do khan hiếm nguồn tuyển đã tìm đủ mọi cách để có thí sinh nộp hồ sơ, kể cả những cách chưa được Bộ GD-ĐT chấp nhận.
Báo Thanh niên cho hay, Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định tuyển cả thí sinh khối B cho các ngành kỹ thuật phần mềm, truyền thông và mạng máy tính, hệ thống thông tin quản lý, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán. Dù như vậy, nguồn vào trường còn khan hiếm đến độ, một cán bộ tuyển sinh còn hối thúc thí sinh nên nộp hồ sơ ngay và khẳng định, 14 điểm của khối B là chắc chắn đỗ vào trường.
Quy chế tuyển sinh quy định một đằng nhưng nhiều trường ĐH lại xét tuyển NV2 một nẻo, khiến cho quyền lợi của các thí sinh thi "3 chung" không được đảm bảo công bằng.
Điển hình là việc "khoanh vùng" thí sinh được nộp hồ sơ xét tuyển của một số trường. ĐH Ngân hàng TP.HCM chỉ xét tuyển NV2 ngành quản trị kinh doanh cho thí sinh dự thi khối A vào trường hay ĐH Hà Nội có 163 chỉ tiêu xét tuyển NV2 nhưng điều kiện xét tuyển là những thí sinh có NV1 thi vào trường nhưng không đủ điểm trúng tuyển. Như vậy, những TS dự thi ở trường khác mặc dù có điểm cao hơn mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển của trường cũng không có cơ hội được xét tuyển.
Lý giải cho điều này, ông Đặng Đình Cung – Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Hà Nội, cho biết, vì trường tuyển sinh theo ngành nên nhiều thí sinh có điểm cao vẫn trượt NV1. Vì vậy, trường muốn dành sự ưu tiên cho các thí sinh này.
Nguyện vọng bổ sung, nguyện vọng 1B cũng là những hình thức khác để không để lọt thí sinh thi vào trường mình. ĐH Bách khoa Hà Nội cho phép thí sinh nhận giấy báo thi được điền thêm "phiếu đăng ký nguyện vọng bổ sung" để "lọt sàng thì xuống nia", không dỗ NV1 sẽ được tự động xét tuyển NV đăng ký bổ sung. ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cũng cho phép thí sinh được xét tuyển "kép" một ngành ở ĐH kèm một ngành ở Cao đẳng.
Thậm chí, để "nắm chân" cho thật chắc những thi sính đã đăng ký NV2, 3 vào trường mình, ĐH Quốc tế Bắc Hà (Từ Liêm, Hà Nội) đã vội vã công bố cả điểm trúng tuyển dù chưa đến thời gian nộp hồ sơ xét tuyển NV2. Theo đó, điểm trúng tuyển bậc ĐH là 13 và CĐ là 10 (HSPT) với các ngành quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính – ngân hàng, kỹ thuật điện tử – truyền thông, công nghệ thông tin.
Không thắng nổi tâm lý sợ làm nông của thí sinh
Báo Giáo dục Thời đại và Giáo dục Việt Nam cùng thông tin về một thực trạng đáng buồn khác của các ngành nông-lâm-ngư-nghiệp.
Trên thực tế, các ngành này đang rất cần nguồn lao động được đào tạo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không phải cứ cầu cao thì kích thích được cung sẽ cao. Nỗi ám ảnh thiếu hiểu biết về việc học nông-lâm-ngư-nghiệp không thoát li được khỏi đồng ruộng chân lấm tay bùn khiến nhiều thí sinh không mặn mà với nhóm ngành này.
PGS Đinh Xuân Khoa, Hiệu trưởng ĐH Vinh cho biết, mùa tốt nghiệp năm 2011, trường nhận được 300 yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực nông -lâm – ngư, trong khi chỉ có 185 sinh viên ra trường.
Mặc dù các trường có điểm xét tuyển đầu vào chỉ bằng điểm sàn của Bộ và đã đi về tận các tỉnh để giới thiệu, nói rõ cho học sinh về ngành học nhưng tâm lý e ngại làm ruộng vẫn là vật cản lớn khiến nhiều thí sinh không nộp hồ sơ vào các ngành nông nghiệp.
Nhiều ngành quan trọng như “Nuôi trồng thủy sản, Bảo vệ thực vật và Thú y” của Trường ĐH dân lập Lương Thế Vinh (TP Nam Định) thường xuyên không có sinh viên học và có thể trong năm nay sẽ phải xem xét tạm đóng cửa.
Tình trạng này cũng tương tự ở ngành Kinh tế nông nghiệp và kinh tế quản lý môi trường ở ĐH Quang Trung (Quy Nhơn) dù nhà nước đang rất cần nhưng các trường không có nguồn tuyển vì không vượt qua nổi tâm lý sợ nông nghiệp của học sinh.
Trong ngày hôm nay, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi các trường ĐH báo cáo kết quả điểm trúng tuyển NV1 và tiêu chuẩn xét tuyển nguyện vọng 2, với hạn chót trước ngày 23/8. Từ ngày 25/8, thí sinh sẽ nộp hồ sơ xét tuyển trong 20 ngày.
Nguyễn Hường (tổng hợp)
Theo Vietnam.net
Bình luận (0)