Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chảy máu chất xám

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Thay vì được miễn học phí hoàn toàn như trước, từ nay tất cả sinh viên sư phạm (SVSP) sẽ đóng học phí bằng hình thức tín dụng SV, không phân biệt giàu nghèo. Đây có phải là một giải pháp tối ưu để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám ngành giáo dục?

Gian nan vay vốn để học

Theo phương án mà Bộ GD-ĐT đưa ra, SVSP sẽ được vay vốn để học, với mức vay đủ cho học phí và sinh hoạt phí. Tuy nhiên, nếu SV cam kết và làm việc trong ngành ít nhất 5 năm, theo sự điều động của ngành, họ sẽ được miễn khoản vay vốn này. Ngược lại, nếu không làm đúng nghề GV như cam kết, họ sẽ phải trả khoản nợ đó, theo đúng yêu cầu và thời hạn của ngân hàng.

Mặc dù xem qua thủ tục xin vay vốn có vẻ như đơn giản: chỉ cần có giấy chứng nhận là SV của trường, về địa phương xin dấu xác nhận là thuộc diện gia đình nghèo, có chữ ký của bố mẹ rồi gửi đến ngân hàng chính sách của địa phương, chỉ trong vòng một tuần là có thể vay vốn. Thế nhưng thực tế cho thấy, SVSP nói riêng và SV nói chung đã rất khổ sở khi vay vốn học tập. Nhiều SV than thở: “Mấy năm trước, nghe có chương trình cho SV nghèo vay vốn, mình lên Phòng Đào tạo hỏi các thủ tục, họ cho biết nhà trường không quản lý như trước mà chuyển về ngân hàng chính sách quản lý khiến bọn mình bao phen đi tới đi lui”.

Rõ ràng, vấn đề đặt ra cho quỹ tín dụng  là không hề nhỏ, những thủ tục hành chính rườm rà, quá khắt khe gây phiền hà những người đang thực sự cần giúp đỡ.

Làm khó sinh viên nghèo?

Tại TP.HCM, hai đợt tuyển GV vẫn không thể khắc phục được tình trạng dạy ghép lớp và một GV dạy hai lớp, tăng ca. Tình trạng GV bỏ nhiệm sở, bỏ trường công chọn trường tư, thậm chí bỏ nghề chuyển sang kinh doanh ngày càng đáng báo động.

Được biết, năm học 2006-2007 cả nước có 122 trường SP với hơn 250.000 sinh viên tốt nghiệp hằng năm. Có rất nhiều SV không làm đúng ngành nghề được đào tạo mà chuyển sang các ngành nghề khác, trong khi ở nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng thiếu GV.

Sau khi ra trường nếu SVSP đi dạy học ít nhất năm năm (đối với ĐH, CĐ) và ba năm (đối với TCCN) thì Nhà nước sẽ xóa nợ (cả gốc và lãi) phần chi trả học phí… Nếu SV tốt nghiệp các trường SP nhưng đi làm các ngành nghề khác: thư ký, phiên dịch sẽ phải trả lại Nhà nước chi phí đào tạo. Phương án này đưa ra nhằm giải quyết tình trạng nhiều SVSP sau khi ra trường không làm đúng ngành nghề, dẫn đến thiếu GV, trong khi nhà nước phải bỏ ra khoản tiền không nhỏ để đào tạo họ. Tuy nhiên, nếu thủ tục vay vốn không được cải tiến, chính sách đãi ngộ cho SVSP eo hẹp thì chẳng khác nào làm khó SV nghèo, yêu nghề “gõ đầu trẻ”.

Liệu trong tương lai, sẽ còn bao nhiêu GV, SVSP bỏ nghề, bỏ ngành học để chạy theo những nghề thời thượng, nhiều tiền vì những mối lo toan cuộc sống đè nặng trên vai?

Hải Thanh

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)