Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Chê” bằng dân lập là một sai lầm

Tạp Chí Giáo Dục

Trước thông tin tuyển dụng công chức năm 2011, tỉnh Nam Định “nói không” với bằng dân lập, liên thông; nhiều nhà giáo dục cho rằng đã đi ngược lại mục đích xã hội hoá giáo dục của Nhà nước.

Theo Ông Đỗ Doãn Hải, ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị cho biết, trước đây đã có một thời gian người ta không xét những người có bằng tại chức vào diện được đi thực tập sinh ở nước ngoài, bây giờ lại là hiện tượng không được thi vào công chức.
“Trong khi đó tôi được biết rất nhiều người có bằng tại chức giờ đã nắm giữ những vị trí quan trọng trong nhà nước. Nói như thế để thấy rằng phân biệt bằng cấp là một sai lầm. Phải căn cứ vào trình độ, khả năng đáp ứng công việc của họ mà tuyển dụng mới thực sự công bằng”- ông Hải nhận định.
Còn theo bà Trần Thị Kim Phương (Chủ tịch HĐQT trường Cao Đẳng Asean) có ý kiến: Trên thực tế như một luật bất thành văn người ta vẫn tự hiểu với nhau là công lập hơn dân lập. Tuy nhiên hiện nay các trường dân lập đang dần vươn lên và cũng có được những vị trí nhất định, nhiều trường đã khẳng định được vị thế của mình.
Bà Phương cũng cho rằng, quy luật là muốn phát triển đến một mức nào đó cũng phải trải qua thời kỳ quá độ và chất lượng đào tạo dân lập đang trải qua thời kỳ đó để khẳng định mình. Trong tương lai gần dân lập và công lập sẽ đứng ngang hàng nhau và cạnh tranh nhau một cách công bằng.
“Việc làm của Nam Định là hoàn sai về Luật, tôi nghĩ họ cũng sẽ phải xem lại mình và điều chỉnh lại quy định của mình nếu không muốn nghe sự phản hồi gay gắt từ dư luận xã hội”- bà Phương cho biết.
Tiếng chuông cảnh tỉnh các trường dân lập
Theo PGS.TS Trần Hữu Nghị , Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng, vấn đề của Nam Định nói không với bằng tại chức, liên thông thì cần phải đưa lên tầm Quốc Hội xem  Luật giáo dục đại học của chúng ta đã ổn chưa? Tại sao lại dẫn đến tình trạng này?
Ông Nghị dẫn dụ: nếu Nam Định muốn chọn người giỏi thì nên làm như cha ông chúng ta ngày xưa: Không cần biêt biết anh ở đâu học ông đồ nào, chỉ cần anh vượt qua được các đề thi thì anh anh sẽ được trọng dụng. Như thế mới là làm đúng theo cái lý của anh.
“Hãy xem lại mục đích tuyển dụng của anh, anh chọn người tài hay anh chọn cái hệ thông đào tạo ra nó? Việc không dụng bằng dân lập, tại chức là anh đã đi ngược lại mục đích xã hội hoá giáo dục của Nhà nước”- Ông nghị khẳng định.
Tuy nhiên, ông Nghị cho biết, việc Nam Định từ chối dân lập và tại chức cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh để các trường dân lập và trường có đào tạo hệ tại chức cần xem lại “sản phẩm” của mình đã được đào tạo tốt chưa? Đúng quy trình chưa? Tại sao không đáp ứng được nhu cầu của xã hội?
Ông Hoàng Trọng Yên (Hiệu trưởng ĐH Lương Thế Vinh, Nam Định) có ý kiến: “Trường chúng tôi không có suy nghĩ là sẽ đào tạo công chức mà mục đích là đào tạo nhân lực cho các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiêp…Công chức mỗi năm chỉ được vài người thôi vì vậy việc Nam Định không tuyển dân lập trong khi trường tôi là trường Dân lập thuộc tỉnh nó cũng không ảnh hưởng lớn gì đến trường cả.
Ông Yên còn cho biết thêm: “ Chúng tôi cũng cố gắng nâng cao chất lượng đào tạo để sớm thay đổi được sự nhìn nhận của xã hội về hệ thống trường dân lập”.
Trong đợt thi công chức diễn ra vào ngày 16-17/10, tỉnh Nam Định thông báo công khai danh sách thí sinh dự thi, nhưng có năm người dù nộp hồ sơ vẫn không được tham dự. Lý do khiến họ bị loại là tốt nghiệp trường dân lập và một người tốt nghiệp ngành học không đúng yêu cầu.

Đỗ Hợp

Theo Tiền Phong

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)