Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chế độ dinh dưỡng giúp người cao tuổi sống khỏe

Tạp Chí Giáo Dục

Chế độ dinh dưỡng giúp người cao tuổi sống khỏe - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Chế độ dinh dưỡng giúp người cao tuổi sống khỏe Audio

Tui tác tăng dn kéo theo s suy gim ca nhiu chc năng trong cơ th, t tiêu hóa, xương khp đến tim mch, khiến ngưi cao tui đi din vi nhiu nguy cơ sc khe. Tuy nhiên, mt chế đ dinh dưng hp lý không ch giúp h duy trì th trng mà còn nâng cao cht lưng cuc sng, gim thiu ri ro bnh tt.

Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc nhai và tiêu hóa, do đó chế độ ăn cần được điều chỉnh để phù hợp với thể trạng

Nhng thay đi v nhu cu dinh dưng ngưi cao tui

Thực tế, không ít gia đình bối rối trước việc làm sao để bữa ăn vừa đầy đủ dưỡng chất, vừa phù hợp với thể trạng người già? Theo BS.CKI Đinh Trần Ngọc Mai, Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, người cao tuổi là những người trên 60 tuổi theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam. Tuy nhiên, tuổi nghỉ hưu hiện nay đang có sự điều chỉnh lên cao hơn, dao động từ 57 đến 65 tuổi. Khi tuổi tác tăng lên, các chức năng của cơ thể bắt đầu suy giảm, đặc biệt là hệ cơ xương, tim mạch, hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ Ngọc Mai chỉ ra rằng, khi bước vào giai đoạn cao tuổi, cơ thể có nhiều thay đổi về khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Hệ răng miệng suy giảm, khiến việc nhai khó khăn hơn, dẫn đến chán ăn. Bên cạnh đó, vị giác, thính giác và khứu giác cũng giảm, làm giảm cảm giác ngon miệng.

Chị Nguyễn Thị Minh Anh (45 tuổi, TP.HCM), người có mẹ 70 tuổi, cũng từng gặp phải vấn đề này: “Mẹ tôi ngày trước ăn rất ít, cứ kêu không có cảm giác thèm ăn, ăn vào cũng khó tiêu. Có khi cả ngày chỉ ăn một bát cháo nhỏ là xong bữa”. Những thay đổi này khiến việc đảm bảo dinh dưỡng cho người cao tuổi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn, làm giảm khả năng hấp thu các dưỡng chất quan trọng. Chính vì vậy, chế độ ăn của người cao tuổi cần được điều chỉnh để phù hợp với tình trạng cơ thể. “Tôi phải tìm hiểu nhiều cách khác nhau để làm món ăn dễ tiêu hơn, nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất cho mẹ. Khi chuyển sang ăn thực phẩm mềm hơn, bổ sung thêm sữa và canxi, mẹ tôi bắt đầu khỏe hơn, không còn mệt mỏi nhiều như trước”, chị Minh Anh chia sẻ thêm.

Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là tình trạng suy dinh dưỡng. Bác sĩ Mai nhấn mạnh: “Nghe có vẻ đơn giản nhưng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn gây giảm khối cơ, làm yếu các cơ hô hấp, tim mạch và hệ tiêu hóa, khiến người bệnh dễ bị mệt mỏi, khó thở và suy giảm khả năng đi lại”. Ngoài ra, khi ăn uống không đủ chất, sức đề kháng suy giảm, người cao tuổi dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, cảm cúm hoặc nhiễm trùng tiêu hóa.

Anh Lê Văn Hùng (50 tuổi, Hóc Môn) cũng từng trải qua điều này khi chăm sóc bố bị cao huyết áp: “Bố tôi thích ăn mặn, mà điều đó lại không hề tốt cho huyết áp của ông. Lúc đầu, khi giảm muối trong khẩu phần ăn, ông than thở rằng đồ ăn nhạt nhẽo, không ngon miệng nữa”. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kỹ, gia đình anh Hùng đã dần dần điều chỉnh lượng muối theo từng giai đoạn, sử dụng các loại gia vị tự nhiên để tăng hương vị thay vì dùng muối. “Giờ thì bố tôi đã quen với chế độ ăn giảm muối, sức khỏe cũng cải thiện thấy rõ, huyết áp ổn định hơn hẳn”, anh chia sẻ.

Xây dng chế đ dinh dưng cho ngưi cao tui

Khi chăm sóc người cao tuổi, cần quan tâm đến hai yếu tố quan trọng: đảm bảo đủ dinh dưỡng và cách chế biến phù hợp để giúp họ dễ ăn và hấp thu tốt.

Về khẩu phần ăn, cần xác định nhu cầu năng lượng cụ thể cho từng cá nhân. Người cao tuổi không chỉ đối mặt với suy dinh dưỡng mà còn có thể bị thừa cân, béo phì, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bác sĩ Mai khuyến cáo: “Chúng ta cần cân đối giữa lượng tinh bột, chất béo và protein để đảm bảo đủ năng lượng mà không gây tăng cân quá mức”.

Về lựa chọn thực phẩm, nên ưu tiên các chất béo không bão hòa từ dầu thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành, hoặc các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân thay vì mỡ động vật. Tinh bột nên lấy từ ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch thay vì gạo trắng để cung cấp chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, rau xanh và trái cây giàu vitamin cũng rất quan trọng để bổ sung vi chất cần thiết.

Riêng về đạm, đây là nhóm chất dễ bị thiếu hụt ở người cao tuổi do nhiều người e ngại ăn thịt cá vì sợ khó tiêu. “Thiếu đạm sẽ làm giảm khối cơ, gây suy nhược và giảm khả năng vận động”, bác sĩ Mai lưu ý. Vì vậy, cần đảm bảo người cao tuổi ăn đủ lượng đạm từ thịt, cá, trứng hoặc các nguồn thực vật như đậu nành.

Ngoài ra, việc duy trì thói quen vận động cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ quá trình hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Các bài tập nhẹ như đi bộ, yoga hay dưỡng sinh sẽ giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe, giảm nguy cơ té ngã và duy trì cơ bắp.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật cho người cao tuổi. Không chỉ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, mà cách chế biến và thói quen ăn uống cũng cần được điều chỉnh để phù hợp với thể trạng từng người.

Thy Phm

Bình luận (0)