Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chế độ trả lương thêm giờ đối với nhà giáo

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Vừa qua, Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với các nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Đối tượng và phạm vi áp dụng là nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Thông tư cũng nêu rõ công thức để tính tiền lương dạy thêm 1 giờ đối với giáo viên các cấp:

Tiền lương dạy thêm 1 giờ = tiền lương 1 giờ dạy x 150%

Tiền lương dạy thêm giờ = số giờ dạy thêm x tiền lương dạy thêm 1 giờ.

Trong đó, đối với các cấp học, tiền lương 1 giờ dạy được tính theo các công thức khác nhau.

Đối với cơ sở mầm non, công thức được tính là:

Tiền lương 1 giờ dạy = tiền lương của 1 tháng/22 (ngày làm việc) x 8 giờ.

Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên:

Tiền lương 1 giờ dạy = Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm tài chính/số giờ tiêu chuẩn trong tuần x 52 (tuần của một năm).

Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

Tiền lương 1 giờ dạy = tổng số tiền lương của 12 tháng trong năm tài chính/ số giờ tiêu chuẩn trong tuần x 44 tuần/52 tuần.

Đối với các cơ sở giáo dục ĐH:

Tiền lương 1 giờ dạy = tổng tiền lương của 12 tháng trong năm tài chính/số giờ tiêu chuẩn trong năm x 46 tuần/52 tuần.

Tuy nhiên, trong thông tư cũng nêu rõ, số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại thông tư này không quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm.

Nghiêm Huê

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)