Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chế tạo hộp xốp kháng khuẩn từ bã mía và cây sả

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm hn chế tình trng s dng sn phm nha gây ra vn nn ô nhim môi trưng, hai hc sinh Vũ Đng Ngc An và Phm Gia Hân (hc lp 8A2 Trưng THCS-THPT Đc Trí, Q.Phú Nhun, TP.HCM) đã chế to ra hp xp kháng khun t bã mía và cây s.


Cô Nguyn Th Thu Sen (giáo viên môn hóa hc ca trưng) hưng dn Ngc An cho hn hp vào khuôn và to kiu sn phm

Nguyên liu d tìm

Ở Việt Nam, mía được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Ngoài làm đường, mía còn được sử dụng trong việc chế tạo đồ ăn, nước uống. Một điều mà ai cũng dễ nhận thấy là sau khi được ép lấy nước, bã mía thường bị bỏ đi. Do mía có vị ngọt nên thu hút nhiều sinh vật như ruồi, muỗi gây ô nhiễm. Trong khi đó, cây sả lại có giá thành rẻ và rất dễ tìm. Một bụi sả trồng tầm 1 tháng là có thể sử dụng. Tận dụng hai nguyên liệu này, Ngọc An và Gia Hân đã nghiên cứu chế tạo ra hộp xốp kháng khuẩn vừa an toàn cho sức khỏe con người, vừa hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. “Hiện nay, hộp xốp sau khi sử dụng thường bị vứt ra môi trường. Những thành phần trong hộp xốp rất khó phân hủy, phải mất khoảng 50 năm để phân hủy. Nếu chúng ta dùng nguyên liệu tự nhiên để làm hộp xốp vừa giúp kháng khuẩn vừa an toàn, mau phân hủy, hạn chế ô nhiễm môi trường”, Ngọc An chia sẻ.


Hp xp làm t bã mía và cây s

Để chế tạo hộp xốp kháng khuẩn từ bã mía và cây sả trong quy mô phòng thí nghiệm, Ngọc An và Gia Hân đã thực hiện nhiều quy trình. Đầu tiên, hai em tiến hành thu thập phụ phẩm từ cây mía ở các cửa hàng nước mía trên địa bàn Q.Phú Nhuận, sau đó chuẩn bị thêm cây sả với tỷ lệ “2 bã mía và 1 cây sả”. Tiếp theo, hai em sơ chế nguyên liệu với nước sạch và cắt nhỏ bã mía thành từng đoạn, mỗi đoạn khoảng 1cm, sau đó đem phơi khô trong 1 ngày. Kế tiếp, hai em tiến hành đun hỗn hợp cùng nước và NaOH trong 1 tiếng. Sau 30 phút hỗn hợp nguội lại, các em tiến hành kiềm hóa hỗn hợp cùng với nước sạch cho tới khi độ pH=7 (môi trường trung tính) rồi xay mịn 2-3 lần. Công đoạn kế tiếp là đổ hỗn hợp vào khuôn và tạo kiểu cho sản phẩm. “Bã mía là một nguyên liệu thô và rất tốt trong việc sản xuất giấy. Theo đó, bã mía loại sợi cỏ, dễ nấu và tẩy trắng mà không cần hóa chất. Tuy hàm lượng silic cao hơn gỗ nhưng lại thấp hơn các vật liệu sợi cỏ khác. Do đó, công nghệ và thiết bị của quy trình nghiền bã mía, xử lý hóa học rất đơn giản và nhanh hơn so với các nguyên liệu sợi cỏ khác”, Ngọc An cho biết.


Vũ Đng Ngc An (phi) và Phm Gia Hân đang sơ chế nguyên liu bã mía và cây s

Theo Ngọc An và Gia Hân, khâu quan trọng trong quy trình chế tạo hộp xốp kháng khuẩn là mang thành phẩm phơi khô. Chúng ta có thể phơi nắng hoặc phơi gió, tuy nhiên phải canh thời gian để tránh cho hộp không quá khô, như vậy sẽ không được đẹp. “Sau hai mẻ thành phẩm, chúng em cho ra được gần 1m2 giấy và 7 hộp với đủ các kích thước từ lớn đến bé. Những chiếc hộp này mỏng, nhẹ và khá tiện lợi cho người sử dụng”, Gia Hân cho biết.

Mong sn xut trên quy mô ln

Cô Nguyễn Thị Thu Sen (giáo viên môn hóa học của trường, người hướng dẫn nhóm) cho biết, hộp xốp làm từ bã mía và cây sả (100% nguyên liệu tự nhiên) có tính kháng khuẩn cao. Nhờ đó sản phẩm tạo ra không có hóa chất gây ung thư và có khả năng tự phân hủy chỉ trong vài ngày. “Hộp xốp làm từ bã mía và cây sả giúp người tiêu dùng có thêm lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó còn giải quyết bài toán về môi trường, mang tính tiết kiệm, giải quyết phần dư thừa không sử dụng từ cây mía, tạo giá trị kinh tế cho cây sả”, cô Sen chia sẻ.

Ngoài hộp xốp, giấy tạo ra từ bã mía và cây sả có thể dùng để viết, vẽ, in ấn. Sản phẩm không dùng chất tẩy trắng, vừa tránh gây lãng phí tài nguyên, lại giúp bà con nông dân có thêm thu nhập.


Ngc An và Gia Hân đun hn hp bã mía và cây s

Theo Ngọc An và Gia Hân, để sản phẩm phù hợp với những tiêu chí an toàn, tiện lợi, thân thiện với môi trường, trong thời gian tới hai em sẽ cải tiến thêm chức năng chống thấm để sản phẩm đựng được đa dạng thức ăn hơn. Bên cạnh đó, hai em cũng nghiên cứu thêm về các loại vi khuẩn có trong thức ăn nhằm giúp sản phẩm chống được nhiều loại vi khuẩn cũng như nghiên cứu chế tạo thêm các vật dụng sử dụng một lần từ bã mía và cây sả. “Chúng em mong muốn trong tương lai có thể sản xuất sản phẩm ở quy mô nhà máy nhằm tiết kiệm chi phí và tăng năng suất, chất lượng cho sản phẩm. Từ đó chúng em có thể đưa nhiều sản phẩm từ bã mía, cây sả đến tay người dùng và thay thế một phần sản phẩm dùng một lần trên thị trường”, Ngọc An bày tỏ.

Hiện nay, do sự phổ biến của các sản phẩm từ giấy trên thị trường nên người dùng thường cho rằng đây là giải pháp bền vững nhất để thay thế cho đồ nhựa. Tuy nhiên, việc sản xuất các sản phẩm giấy lại gây rất nhiều tác động đến môi trường. Cụ thể, sản xuất các sản phẩm từ gỗ được xác định là một trong 4 nguyên nhân chính gây ra nạn phá rừng. Khi rừng bị phá hủy, lượng carbon giải phóng vào khí quyển nhiều hơn, làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu. Do đó, sử dụng các sản phẩm từ bã mía và cây sả thay thế cho sản phẩm nhựa hay giấy chính là một lựa chọn bền vững vì một tương lai xanh của trái đất.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)