Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Chế tạo màng bọc thực phẩm từ… hột mít

Tạp Chí Giáo Dục

T nguyên liu ht mít tươi, hai hc sinh Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa (Q.1, TP.HCM) – Bùi Ngc Phương Linh và Nguyn Đ Quc Nguyên (lp 11CH) – đã nghiên cu chế to thành công màng bc, giúp bo v thc phm lâu hư và thân thin vi môi trưng.


Phương Linh và Quc Nguyên tham d Cuc thi khoa hc k thut cp quc gia dành cho hc sinh trung hc do B GD-ĐT t chc

Tăng giá tr cho trái mít

Ở Việt Nam, cây mít được trồng phổ biến ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, ước tính sản lượng khoảng 33 ngàn tấn/năm. Nhu cầu ăn tươi đối với trái mít ở Việt Nam chỉ khoảng 10% sản lượng thu hoạch, 90% mít thu hoạch dùng chế biến (sấy) tại các công ty thực phẩm. Tại các nhà máy chế biến mít sấy, một số phụ phẩm từ trái mít như hột bị bỏ đi với số lượng lớn dẫn đến làm giảm giá trị sử dụng và lợi ích của trái mít cũng như tốn chi phí trong việc xử lý môi trường (rác thải). Trong khi đó, các bà nội trợ muốn bảo quản thực phẩm phải dùng màng bọc bằng ni-lông, khó phân hủy. Khi màng bọc này dùng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Nhận thấy được thực tế đó, Phương Linh và Quốc Nguyên đã thực hiện nghiên cứu “Trích ly tinh bột từ phụ phẩm hột mít để ứng dụng tạo màng chỉ thị tinh bột/PVA dùng bảo quản thực phẩm tươi sống”. Nguyên liệu chính trong nghiên cứu là hột mít. Đầu tiên, hột mít được sấy khô làm lớp vỏ cứng bên ngoài giảm lượng nước, giòn và giảm độ nhớt, tạo thuận lợi cho quá trình sơ chế. Sau đó, nhóm tiến hành loại bỏ lớp vỏ trắng và vỏ nâu của hột, tiếp tục nghiền ướt – đây là giai đoạn quan trọng quyết định hiệu suất thu hồi tinh bột. Để loại bỏ bã thô, nhóm dùng ray làm dịch tinh bột lọt qua ray, bã thô được giữ lại trên ray. Tiếp đến là quá trình tách dịch bào và tinh sạch nhằm cải thiện các chỉ tiêu cảm quan cho sản phẩm (chỉ tiêu cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người). Cuối cùng là giai đoạn hút chân không và sấy để loại bỏ nước, giảm độ ẩm, góp phần việc kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.


Màng bo v thc phm t ht mít

Sau khi thu được tinh bột từ hột mít, nhóm nghiên cứu tiếp tục chế tạo thành màng bảo vệ. Màng có kích thước nhỏ, có hình vuông hoặc tròn, trong suốt hay màu sắc sặc sỡ tùy vào người chế tạo. Màu được dùng nguyên liệu từ trái cây tự nhiên nên đảm bảo an toàn khi bảo quản thực phẩm. Bằng cách này, nhóm không chỉ làm tăng giá trị cho hột mít vốn bị bỏ đi mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình bảo quản thực phẩm. “Sản phẩm của chúng em nếu đưa ra thực tế thì có thể được sử dụng tương tự như màng bọc thông minh sử dụng một lần hoặc được tích hợp vào bao bì đóng gói thực phẩm tươi sống để theo dõi mức độ phân hủy. Chúng em hy vọng việc tạo ra tinh bột từ hột mít sẽ được mọi người quan tâm giúp tăng giá trị kinh tế cho người nông dân”, Quốc Nguyên nói.

Hc nhiu k năng t thc hành

Theo Phương Linh, để thu được thành phẩm từ hột mít, nhóm phải mất 6 tháng mới nghiên cứu thành công (từ tháng 7-2022 đến tháng 2-2023). “Thời điểm bắt đầu nghiên cứu rơi vào mùa hè nên chúng em không gặp quá nhiều khó khăn, do có nhiều thời gian rảnh và mới bước vào giai đoạn đầu làm quen với phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, khi vào năm học, chúng em phải cân bằng giữa việc xuống phòng thí nghiệm và học trên lớp nên gặp nhiều vất vả hơn. Nhưng nhờ có sự hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy cô cũng như các anh chị trên phòng thí nghiệm nên chúng em đã có thể hoàn thành tốt nghiên cứu của mình”, Phương Linh chia sẻ.


Th nghim màng bo v thc phm t ht mít đ bo qun tôm, trái dâu

Thời điểm hiện tại, sản phẩm của nhóm chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm và ứng dụng trong việc bảo vệ thực phẩm trong gia đình, chưa có cơ hội để áp dụng phổ biến trong thực tế. “Sản phẩm chỉ mới ở bước đầu hoàn thiện nên quy trình sản xuất còn thủ công. Ngoài ra, chúng em cần nhiều thời gian để thử nghiệm ở nhiều điều kiện khác nhau và thêm phụ gia an toàn sinh học khác để có thể đưa ra thị trường”, Quốc Nguyên cho biết. Dù sản phẩm còn hạn chế nhưng đó là thành quả đáng ghi nhận của nhóm nghiên cứu. Từ việc nghiên cứu khoa học, Phương Linh và Quốc Nguyên đã rút ra được nhiều bài học vô giá mà nếu chỉ học lý thuyết suông thì khó có thể nắm được. “Chúng em cảm thấy thật may mắn khi có cơ hội được học tập thêm kiến thức bên cạnh những kiến thức trên lớp. Đặc biệt, trong quá trình thực hành đã cung cấp cho chúng em những kỹ năng cần thiết như kỹ năng tin học; kỹ năng tìm báo khoa học để làm tài liệu; thiết kế poster và kỹ năng thực hành trong phòng thí nghiệm. Không chỉ vậy, việc thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học còn là nền tảng để chúng em có thể định hướng bản thân cho tương lai, hỗ trợ cho con đường vào đại học”, Phương Linh chia sẻ.

Ngoài ra, khi tham gia vào sân chơi nghiên cứu khoa học, Phương Linh và Quốc Nguyên còn được giao lưu với rất nhiều bạn bè đến từ những trường khác nhau, được học hỏi và tự tin giao tiếp, thuyết trình để trình bày về đề tài của mình. Từ đó, hai em thấy rằng bản thân cần cố gắng nhiều hơn nữa, học hỏi nhiều hơn nữa để có thể hoàn thiện bản thân. Với nghiên cứu “Trích ly tinh bột từ phụ phẩm hột mít để ứng dụng tạo màng chỉ thị tinh bột/PVA dùng bảo quản thực phẩm tươi sống”, Phương Linh và Quốc Nguyên đã giành giải nhất trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp trường và cấp thành phố năm 2023. Tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học do Bộ GD-ĐT tổ chức, nghiên cứu của hai em đạt giải triển vọng.

Khánh Trinh

Bình luận (0)