Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Chế tạo mô hình tên lửa… bằng đèn led

Tạp Chí Giáo Dục

Các em hc sinh hc kiến thc nguyên t qua ti vi tương tác

Đây là một trong những hoạt động ấn tượng được học sinh lớp 6/6 Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) thực hiện trong tiết học “Nguyên tử – hành trình xuyên thời gian” vừa qua. Tiết học độc đáo này do cô Lê Thị Ngọc Thúy (nhóm trưởng Nhóm hóa) xây dựng theo phương pháp “Dạy học STEM với công nghệ 4.0”, với sự hỗ trợ của Tổ khoa học công nghệ trong trường thu hút đông đảo giáo viên các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố tham dự. Theo đó, điểm độc đáo nhất của tiết học là các em học sinh được làm quen, khám phá kiến thức nguyên tử trong chương trình Hóa học lớp 8 một cách sinh động, thú vị.

Tiết học bắt đầu bằng màn khởi động của học sinh qua những câu hỏi nhanh xoay quanh kiến thức Thái dương hệ trong chương trình Địa lý lớp 6 thông qua phần mền Kahoot trên điện thoại, máy tính bảng. Đây cũng chính là phần kiến thức dẫn dắt học sinh đến với khái niệm nguyên tử trong suốt tiết học. Kế tiếp, học sinh được chia làm 3 nhóm, tiếp cận ở 3 trạm thông tin: Lịch sử quá trình tìm ra cấu trúc nguyên tử; cấu tạo cơ bản của 1 hạt nguyên tử; tìm hiểu về bảng hệ thống tuần hoàn. Ở từng trạm thông tin, học sinh đều được tương tác với kiến thức nguyên tử thông qua ti vi dưới sự dẫn dắt của 9 học sinh trong vai nhà khoa học. Đặc biệt, từ chính những trải nghiệm về kiến thức nguyên tử, trong tiết học, học sinh còn được thực hành chế tạo mô hình nguyên tử bằng đèn led, pin và hạt xốp. Trong đó, hạt xốp tượng trưng cho hạt nhân, đèn led làm electron. Cùng với đó, các em còn được thực hiện thí nghiệm về đá khô tiếp xúc với nước, qua đó tìm hiểu kiến thức về trạng thái của nguyên tử. Cuối tiết học, từ kính thực tế ảo, mỗi học sinh đóng vai một nguyên tử khám phá chính cuộc sống của mình. 

Nói về lý do mạo hiểm mang kiến thức lớp 8 trang bị cho học sinh lớp 6, cô Ngọc Thúy cho hay ở chương trình lớp 5, học sinh được làm quen với bộ môn khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, lên lớp 6 thì bộ môn này được tách ra làm nhiều phần nhưng không đề cập đến hóa học. Đến lớp 8, học sinh mới được tiếp cận với kiến thức khoa học ở bộ môn hóa học. “Trong khi đó, lớp 6 là lứa tuổi mà trí tưởng tượng, sự sáng tạo của các em đang cực kỳ phong phú. Tất cả những điều mới mẻ đều làm học sinh háo hức, đó cũng là lý do mà tôi sử dụng kiến thức nguyên tử để “đột phá” khả năng tư duy, sáng tạo của các em. Với mong muốn tạo bước đệm để các em làm quen bộ môn, từ đó yêu thích bộ môn hơn”, cô Ngọc Thúy chia sẻ.

Hc sinh đang sáng chế mô hình tên la nguyên t

Đóng vai “nhà khoa học” giới thiệu đến bạn bè trong lớp về quá trình tìm ra nguyên tử, cấu tạo của nguyên tử, Lưu Anh Thư và Phạm Đông Trúc  cho biết những kiến thức mới mẻ về khoa học đã khiến hai em “choáng ngợp”. Đặc biệt, khi những kiến thức đó được kết hợp với công nghệ thông tin, có cảm giác như được tận tay “chạm” vào các nguyên tử. “Ban đầu chúng em nghĩ kiến thức về nguyên tử rất xa vời, cao siêu. Nhưng khi được tìm hiểu, được tận tay chế tạo các mô hình nguyên tử, chúng em hiểu được rằng nguyên tử là thành phần cấu tạo nên mọi vật”, đôi bạn cho hay.

Theo cô Ngọc Thúy, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, học sinh có cơ hội tiếp cận với rất nhiều kiến thức mới lạ, do đó việc giảng dạy của giáo viên vừa có những thách thức vừa có những thuận lợi. Nếu giáo viên không chủ động tạo hứng thú cho học sinh trong từng tiết học, tận dụng công nghệ thông tin trong các tiết học, nhất là những tiết học khoa học thì sẽ dễ dẫn đến sự nhàm chán, trao các em cho… công nghệ.

Đ.Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)