Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Chén trà xuân trên cao nguyên đất đỏ Bazan

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu nghiên cu v văn hóa khng đnh, Vit Nam là cái “nôi” ca cây chè. Cây chè có lch s lâu đi, gn vi tp quán sn xut, canh tác nông nghip. Theo đó, thói quen ung trà ca ngưi Vit có “b dày lch s”; đây là thú vui tao nhã, phong tc, nét văn hóa ca ngưi Vit, nht là trong nhng ngày Tết c truyn… Và thưng thc chén trà đu xuân ca cư dân x lnh như ph núi – Đà Lt đưc “đo din” khi pha chế và cách thưng thc khá “l”, khá cu k. Vic thưng thc xem ra tao nhã nhưng cũng lm công phu!


Mi trà đu xuân là phong tc, nét đp văn hóa ca ngưi Vit

Nhàn đàm v chén trà đu xuân

Việt Nam là quốc gia phát triển và đi lên từ nông nghiệp; bên cạnh các loại cây lương thực, người Việt còn trồng các lại cây công nghiệp, cây ăn quả; trong đó, cây chè gắn bó lâu đời và bền chặt nhất.

Trước khi trở thành hàng hóa, xuất khẩu đi các quốc gia, mỗi năm thu về hàng chục tỷ USD, người Việt trồng chè đơn thuần để làm thức uống hàng ngày trong mỗi gia đình. Do đó, trà xanh (giàu chất bổ dưỡng, khá tốt đối với con người) có “xuất xứ”, giữ vị trí đặc biệt từ xa xưa và cho đến tận bây giờ. Bên bát nước chè xanh, người dân quay quần nói chuyện xóm giềng, chuyện mùa màng, cấy hái… tình làng nghĩa xóm nhờ vậy mà thắt chặt bền lâu.

Chẳng biết tự bao giờ, thói quen uống trà trở thành tập quán, tập tục của người Việt; từ hình thức uống trà đơn giản và thông dụng cho đến thực hiện nghi thức cúng tế, đều có sự góp mặt của trà. Trà gắn liền với đời sống người Á Đông, nhất là người Việt Nam. Trà có mặt trong đời sống của con người từ khi sinh ra cho đến khi mất, trà như là một phần tất yếu của đời sống.

Đặc biệt, vào ngày xuân mà thiếu chén trà thơm nóng, xem như thiếu hương vị đậm đà của xuân, của Tết. Người xưa coi trà như lẽ sống, người đời nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền (hợp tính cách, sở thích); một không gian yên tĩnh, nâng chén trà thơm ngon, cho nhau một chút tình, đời ý đạo còn gì thú vị hơn!

Uống trà làm cho con người thấy thư giãn sau những giờ lao động mệt nhọc, căng thẳng. Uống trà để lấy lại thăng bằng tâm lý, trạng thái thoải mái, ung dung, tự tại… Uống trà để đàm đạo, sẻ chia, tâm sự với người tâm giao… Bởi vậy mới có câu “Trà ngon phải có bạn hiền”. Chẳng có ai khi tâm trạng bồn chồn, đầu óc rối bời hay đang vội điều gì đó… mà ngồi nhâm nhi chén trà?!

Uống trà còn là thú vui, thói quen phổ biến từ già đến trẻ, từ người giàu sang cho đến kẻ nghèo; từ thành thị cho đến nông thôn; từ trí thức cho đến nông dân… Dù cuộc sống phát triển đến đâu, thói quen uống trà của người Việt vẫn không thay đổi. Có thay đổi chăng là ở kỹ thuật pha trà cầu kỳ hơn, “khó tính” hơn và cung cách thưởng thức trà mà thôi…

Có ý kiến cho rằng, ở Việt Nam chỉ có tập quán uống, mời trà như một nghi thức giao tiếp mà chưa có trà đạo như một tôn giáo theo đúng nghĩa trà đạo Nhật Bản. Trà đạo Nhật Bản có hẳn giáo chủ, giáo lý và thánh đường. Trung Quốc có Trà kinh của Lục Vũ (đời nhà Đường) như một bách khoa toàn thư về trà…


Lâm Đng có vùng trà nguyên liu rng nht nưc

Ngày nay, việc uống trà của một số người cầu kỳ và phức tạp, có cả nghi thức uống trà, có hẳn lý thuyết về trà qua tác phẩm “Trà kinh”, một nghi thức uống trà gọi là trà đạo. Có kinh, có đạo đó là tính chất tôn giáo của trà. Với người Việt, chén trà dâng cúng tổ tiên; chén trà để người ta xích gần lại gần nhau; hiểu nhau hơn, sẻ chia những buồn, vui trong cuộc sống… Những cảnh ồn ào, gây gỗ, thậm chí văng tục có thể xảy ra ở các quán nhậu, ít thấy ở quán trà?! Uống trà làm người ta tịnh tâm, nghĩ đến những điều thiện, việc thiện… ấy là đạo trong trà Việt!

Cách thưng thc “l” ca ngưi x lnh

Lâm Đồng – vùng đất bazan, có khí hậu mát lạnh quanh năm, rất thích hợp cho các loại rau, hoa… và là nơi đươc xem là “thủ phủ” của cây chè của các tỉnh phía Nam. Không phải ngẫu nhiên mà từ những năm đầu thế kỷ trước, thực hiện khai thác thuộc địa, người Pháp đã phát hiện vùng Cầu Đất, xã Xuân Trường (xã Trạm Hành, TP.Đà Lạt ngày nay) rất phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp, đặc biệt cây chè ở độ cao hơn 1.500 mét. Và, sự ra đời Nhà máy chè Cầu Đất vào năm 1927; đến nay, nhà máy chè này vẫn hoạt động và được chứng nhận Kỷ lục “Nhà máy chè cổ xưa nhất Việt Nam còn hoạt động”.


K thut pha trà ngày nay cũng lm cu k

Là “vựa” chè lớn nhất nước và có ngành công nghiệp chè sớm nhất cả nước; trực tiếp sản xuất, chế biến, xuất khẩu nhiều “danh trà” nổi tiếng đi khắp thế giới; bởi vậy, thói quen uống trà, thưởng lãm trà của cư dân xứ lạnh là điều rất tự nhiên.

Nhiều năm về trước, bạn bè tôi ở Hà Nội, TP.HCM, miền Trung… khi đến tham quan và trải nghiệm các món ăn đặc sản ở phố núi, đã từng ngạc nhiên về cách thức mời rượu của “chủ nhà”. Trong ẩm thực, người Đà Lạt không thích bia, phải là rượu! Chung quy: Đà Lạt lạnh, uống bia không… hạp; lý do khác – nét khác biệt, đó là cách thức “hâm rượu” trong nước nóng để giữ ấm bình rượu trong suốt cuộc chơi!

Giữa cái lạnh miên man của đất trời, sương khói trầm mặc; giữa không gian ấm cúng tình bạn hữu, tâm giao, cùng nhâm nhi ly rượu được ngâm với cây thuốc, cây dược liệu thơm, nóng còn gì tuyệt hơn!

Và, 2 loại thức uống nữa đối với những người ưa thích loại thức uống mê hoặc nhân loại cả thế giới: Trà, cà phê cũng được cư dân xứ lạnh “đạo diễn” khi pha chế và cách thưởng thức khá “lạ”, khá cầu kỳ. Bởi thú chơi cũng lắm công phu!

Trước hết, nói về cách uống cà phê của người Đà Lạt. Dường như người Đà Lạt ít người thích uống cà phê đá (thường thấy ở các tỉnh, thành xứ nóng), đa số thích cà phê nóng (đen hoặc sữa). Mấy năm gần đây, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các quán cà phê có view đẹp, cà phê vườn, cà phê chòi… đáp ứng nhu cầu của “thượng đế” khó tính, Đà Lạt có gần 80% các quán cà phê sử dụng cách thức “hâm” cà phê trên lửa nến (đèn cầy). Một chủ quán cà phê nổi tiếng ở Đà Lạt chia sẻ bí kíp: Hiện nay, đa số khách mộ điệu với thức uống có sức quyến rũ này thích đến những quán cà phê được bố trí ở xa khu đông dân cư; đèn không quá sáng để “phát huy” ánh sáng mờ mờ từ ngọn nến đèn cầy, được đặt dưới cốc cà phê. Cà phê được “hâm” đủ ấm tỏa mùi thơm rất quyến rủ; khi thưởng thức có cảm giác ấm, ngon hơn. Đây là cách tạo “góc” riêng tư để khách chuyện trò, tâm sự giữa không gian vô cùng tình tứ, lãng mạn!…

Đặc biệt, xứ sở của cây chè, với thương hiệu Trà B’Lao nổi tiếng khắp thiên hạ; trên vùng đất Lâm Đồng hiện có nhiều địa phương như: TP.Đà Lạt, TP.Bảo Lộc, các huyện (Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà…) là những vùng trồng chè rộng lớn. Có lẽ vậy, từ lâu, cách thức uống trà, thưởng lãm trà của cư dân bản địa cũng có nhiều khác biệt.


Du khách tham quan, tri nghim vi nhng đi chè  Bo Lc

Tùy sở thích từng người, (từng nhóm tuổi), có cách uống trà khác nhau. Điều cốt lõi là việc chọn trà, trà phải ngon, “hợp gu” (có thể trà Bắc, trà Thái Nguyên, trà đen, trà ô long các loại…); “điểm khác” ở đây là cách pha chế trà. Đối với những người mộ điệu, thường có cách pha và thưởng thức trà khá cầu kỳ, cẩn thận, tỉ mỉ, thậm chí khá tốn kém. Điểm “lạ” và được cho là sành điệu là cả bộ ấm trà (phải bằng đất nung), sau khi được tráng nước sôi, cho trà vào ấm ngâm vài chục giây, chắt bỏ nước ban đầu mới cho nước đủ độ sôi vào; ấm trà được ngâm vào một vật dụng chứa nước sôi (ngập khoảng 1/3 ấm). Do đó, trong suốt thời gian thưởng thức trà, ấm trà luôn giữ độ ấm nóng…

Thưởng thức ly trà ấm, thơm hương trong những ngày đầu xuân giữa đất trời se lạnh nơi phố núi sương mờ, chắc rằng bạn sẽ có cảm giác thư thái, sảng khoái, dễ chịu tuyệt vời! Và, sẽ rũ bỏ bên đời những âu lo, vướng bận, những sân si, hơn, thiệt… thường ngày!

Thanh Dương Hng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)