Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chi gần 10 tỉ đồng để đánh giá học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm 2012, học sinh Việt Nam sẽ được đánh giá bằng chương trình quốc tế (PISA – programme for international student assessment) với tổng số kinh phí lên tới gần 10 tỉ đồng.
Học sinh Việt Nam sẽ được đánh giá bằng chương trình quốc tế.
Thông tin tại hội thảo về PISA được Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 13/4 tại Hà Nội cho biết, từ tháng 5 đến tháng 9/2009, Bộ này sẽ thử nghiệm việc đánh giá học sinh bằng chương trình quốc tế tại hai thành phố lớn, sau đó mở rộng thử nghiệm vào năm 2010. Mục tiêu đến năm 2012 có thể áp dụng chính thức hình thức đánh giá này.
Đây là kế hoạch được Bộ GD&ĐT đưa và với mong muốn sẽ “bắt mạch” được nền giáo dục Việt Nam.
Kinh phí cho chương trình đánh giá quốc tế – PISA dự kiến là hơn nửa triệu USD (trong đó chi phí đăng ký là 110.000 EUR và kinh phí đánh giá là 400.000 USD).
PISA là chương trình đánh giá quy mô toàn cầu, được tổ chức ba năm một lần. Mục đích nhằm đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh ở ba lĩnh vực: đọc hiểu, toán học và khoa học.
Phó Giáo sư Đỗ Ngọc Thống, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, chương trình đánh giá của PISA không quan tâm các nước dạy theo chương trình, sách giáo khoa.
PISA đề cao phương pháp nghĩ, lựa chọn vấn đề, cách giải bài toán của học sinh. Nên nội dung kiểm tra, câu hỏi của PISA rất thông minh.
Theo ông Nguyễn Hải Châu – Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, khi tham gia PISA, Việt Nam sẽ có sáu thuận lợi và chín khó khăn.
Trong số những thuận lợi thì kinh nghiệm tổ chức thi và đánh giá, nề nếp đánh giá xếp loại học sinh tương đối bài bản. Đồng thời, tham gia đánh giá PISA có thể coi là đánh giá “ngoài” để có cái nhìn mạnh dạn hơn về sách giáo khoa hiện nay.
Tuy nhiên, cũng theo ông Châu, khó khăn và hạn chế không ít. Chất lượng giáo dục của Việt Nam còn hạn chế nhất định, mục đích, yêu cầu nội dung các cuộc thi khác nhau. Chương trình sách giáo khoa cần có điều chỉnh một số điểm, một số môn học còn nặng về lý thuyết…
PISA là chương trình đánh giá học sinh quốc tế do các nước thuộc khối OECD (tổ chức các nước công nghiệp phát triển) khởi xướng và chỉ đạo.
Từ năm 1997, PISA được triển khai với quy mô toàn cầu và có tính chu kỳ (3 năm một lần). Nếu như năm 1997 có hơn 30 nước tham gia thì đến năm 2009 này có 67 nước tham gia.
Huệ Nguyễn (theo TPO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)