Từ năm 2012, các trường ĐH, CĐ tự xác định chỉ tiêu đào tạo, Bộ GD&ĐT chỉ làm công tác "hậu kiểm".
Năm 2012, các trường ĐH, CĐ được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Ảnh: K.T
|
Tuy nhiên, Bộ sẽ "hậu kiểm" bằng cách nào khi lực lượng thanh tra mỏng? Liệu có xảy ra tình trạng các trường sẽ "lách" để tuyển sinh vượt chỉ tiêu?
"Buông" chỉ tiêu
Sau kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 nhiều biến động, lãnh đạo một số trường đã lên tiếng "đòi" quyền được tự chủ trong chỉ tiêu theo năng lực đào tạo của nhà trường. Nhằm khắc phục tình trạng giao chỉ tiêu không hợp lý, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu phương án giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ dựa vào năng lực đào tạo của nhà trường, cụ thể số chỉ tiêu sẽ được xác định trên tiêu chí số lượng giảng viên, diện tích xây dựng của nhà trường. Từ năm 2012, Bộ cho phép các trường ĐH, CĐ tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Quy định này mặc dù mới, song với các trường công lập lại không có nhiều sự thay đổi, bởi các trường đều căn cứ vào đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để định ra chỉ tiêu, nên hầu như trường xin bao nhiêu Bộ đều duyệt. GS.TS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng ĐH Ngoại Thương cho rằng: "Những trường có uy tín đều coi trọng đến thương hiệu của mình. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, trường chẳng dại gì mà lại đi xin nhiều chỉ tiêu để làm gì. Nên chỉ tiêu của các trường này, cơ bản vẫn giữ sự ổn định. Riêng với ĐH Ngoại Thương, chúng tôi không hề có ý định tăng chỉ tiêu đào tạo trong năm tới và các năm tiếp theo".
Quy định mới này có vẻ như "cởi trói" cho các trường ngoài công lập, song nhiều trường cũng không mặn mà về quyền tự chủ này. Bởi trong năm 2011, nhiều trường đã không tuyển đủ 50% chỉ tiêu bởi điểm thi thấp, điểm sàn vẫn giữ nguyên. Đợt tuyển sinh vừa qua, ĐH Dân lập Thành Tây có 1.000 chỉ tiêu nhưng sau cả 3 đợt xét tuyển, trường vẫn không thể lấp đầy chỉ tiêu. Theo PGS.TS Lê Công Huỳnh, Hiệu trưởng nhà trường: "Chỉ tiêu dù có cho nhiều đi chăng nữa, nhưng với cách thi hiện nay thì lấy nguồn đâu mà tuyển?
Sau kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 nhiều biến động, lãnh đạo một số trường đã lên tiếng "đòi" quyền được tự chủ trong chỉ tiêu theo năng lực đào tạo của nhà trường. Nhằm khắc phục tình trạng giao chỉ tiêu không hợp lý, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu phương án giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ dựa vào năng lực đào tạo của nhà trường, cụ thể số chỉ tiêu sẽ được xác định trên tiêu chí số lượng giảng viên, diện tích xây dựng của nhà trường. Từ năm 2012, Bộ cho phép các trường ĐH, CĐ tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Quy định này mặc dù mới, song với các trường công lập lại không có nhiều sự thay đổi, bởi các trường đều căn cứ vào đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để định ra chỉ tiêu, nên hầu như trường xin bao nhiêu Bộ đều duyệt. GS.TS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng ĐH Ngoại Thương cho rằng: "Những trường có uy tín đều coi trọng đến thương hiệu của mình. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, trường chẳng dại gì mà lại đi xin nhiều chỉ tiêu để làm gì. Nên chỉ tiêu của các trường này, cơ bản vẫn giữ sự ổn định. Riêng với ĐH Ngoại Thương, chúng tôi không hề có ý định tăng chỉ tiêu đào tạo trong năm tới và các năm tiếp theo".
Quy định mới này có vẻ như "cởi trói" cho các trường ngoài công lập, song nhiều trường cũng không mặn mà về quyền tự chủ này. Bởi trong năm 2011, nhiều trường đã không tuyển đủ 50% chỉ tiêu bởi điểm thi thấp, điểm sàn vẫn giữ nguyên. Đợt tuyển sinh vừa qua, ĐH Dân lập Thành Tây có 1.000 chỉ tiêu nhưng sau cả 3 đợt xét tuyển, trường vẫn không thể lấp đầy chỉ tiêu. Theo PGS.TS Lê Công Huỳnh, Hiệu trưởng nhà trường: "Chỉ tiêu dù có cho nhiều đi chăng nữa, nhưng với cách thi hiện nay thì lấy nguồn đâu mà tuyển?
Theo tôi, vấn đề quan trọng của trường vẫn là điểm sàn, có giảm hay không thì mới tính đến chuyện chỉ tiêu có được lấp đầy hay không". Còn TS Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Phương Đông cho rằng: "Hàng năm, Bộ vẫn giao chỉ tiêu rất lớn cho các trường, nhưng nhiều trường không thể tuyển đủ chỉ tiêu. Các trường ngoài công lập chưa chắc đã dám tăng chỉ tiêu, thậm chí còn xin giảm. Bởi xin nhiều mà không tuyển được chỉ làm giảm uy tín của trường".
Dễ qua mặt thanh tra?
Mặc dù trường được tự chủ về chỉ tiêu, nhưng Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ tăng cường công tác thanh, kiểm tra và "xử" nặng các trường vi phạm. Các trường dù không "mặn mà" với chỉ tiêu, song thực tế cho thấy có nhiều trường dù thiếu giáo viên, cơ sở vật chất nhưng vẫn tuyển sinh vượt quá khả năng đào tạo. Công tác "hậu kiểm" đối với các trường hiện nay cũng không hề đơn giản, bởi cả nước có tới hơn 400 trường ĐH, CĐ trong khi lực lượng thanh tra Bộ mỏng, làm nhiều công việc nên kiểm tra, phát hiện vi phạm chỉ tiêu chẳng khác nào "mò kim đáy bể".
Mặc dù trường được tự chủ về chỉ tiêu, nhưng Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ tăng cường công tác thanh, kiểm tra và "xử" nặng các trường vi phạm. Các trường dù không "mặn mà" với chỉ tiêu, song thực tế cho thấy có nhiều trường dù thiếu giáo viên, cơ sở vật chất nhưng vẫn tuyển sinh vượt quá khả năng đào tạo. Công tác "hậu kiểm" đối với các trường hiện nay cũng không hề đơn giản, bởi cả nước có tới hơn 400 trường ĐH, CĐ trong khi lực lượng thanh tra Bộ mỏng, làm nhiều công việc nên kiểm tra, phát hiện vi phạm chỉ tiêu chẳng khác nào "mò kim đáy bể".
Theo PGS.TS Vũ Quang Thọ, Phó Hiệu trưởng ĐH Công đoàn: "Lực lượng thanh, kiểm tra của Bộ không thể đi đếm từng giảng viên của trường mà chủ yếu là dựa trên các báo cáo của nhà trường. Vì thế, khâu kiểm tra phải hợp lý, nghiêm túc, nếu không sẽ xảy ra hiện trạng ai "lách" giỏi hơn, người nấy có lợi".
Trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, thanh tra của Bộ đã thực hiện kiểm tra tại các trường ĐH Văn Hiến, CĐ Công nghệ – Thông tin, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Dân lập Đông Đô… cho thấy, việc thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa đúng với cam kết. Sau nhiều năm hoạt động, số lượng giáo viên cơ hữu còn quá mỏng, cơ sở vật chất, đất đai một số trường còn tạm bợ không đảm bảo các tiêu chí… nhiều trường còn cho thấy cả trường mới có vài chục giảng viên, nhiều ngành đào tạo chỉ vài giảng viên. Quy mô của trường ĐH không bằng một trường THPT. Tuy nhiên, đây là số ít trong các trường bị "sờ gáy".
Mới đây, trả lời chất vấn trước Quốc hội (ngày 24/11), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã thừa nhận rằng việc giao chỉ tiêu của nhiều trường còn bất hợp lý, nhiều trường không đạt tiêu chuẩn vẫn được phép hoạt động. Trong khi đó, công tác thanh tra cũng còn một số bất cập. Nhiều trường, khi đoàn kiểm tra của Bộ xuống thì họ đưa đến một cơ sở đảm bảo, nhưng thực tế đó không phải cơ sở của trường. Khi mà trường đã cố tình "lách" thì lực lượng thanh tra cũng có thể bị "qua mặt".
Trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, thanh tra của Bộ đã thực hiện kiểm tra tại các trường ĐH Văn Hiến, CĐ Công nghệ – Thông tin, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Dân lập Đông Đô… cho thấy, việc thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa đúng với cam kết. Sau nhiều năm hoạt động, số lượng giáo viên cơ hữu còn quá mỏng, cơ sở vật chất, đất đai một số trường còn tạm bợ không đảm bảo các tiêu chí… nhiều trường còn cho thấy cả trường mới có vài chục giảng viên, nhiều ngành đào tạo chỉ vài giảng viên. Quy mô của trường ĐH không bằng một trường THPT. Tuy nhiên, đây là số ít trong các trường bị "sờ gáy".
Mới đây, trả lời chất vấn trước Quốc hội (ngày 24/11), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã thừa nhận rằng việc giao chỉ tiêu của nhiều trường còn bất hợp lý, nhiều trường không đạt tiêu chuẩn vẫn được phép hoạt động. Trong khi đó, công tác thanh tra cũng còn một số bất cập. Nhiều trường, khi đoàn kiểm tra của Bộ xuống thì họ đưa đến một cơ sở đảm bảo, nhưng thực tế đó không phải cơ sở của trường. Khi mà trường đã cố tình "lách" thì lực lượng thanh tra cũng có thể bị "qua mặt".
"Hàng năm, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kiểm tra, thanh tra thực tế việc xác định chỉ tiêu và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh các cơ sở đào tạo. Những cơ sở đào tạo có vi phạm về tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh thì bị dừng tuyển sinh theo mức độ vi phạm, đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định hiện hành. Những cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh vượt từ 15% trở lên so với chỉ tiêu Bộ đã thông báo sẽ bị xử phạt hành chính theo các quy định hiện hành và bị trừ chỉ tiêu tuyển sinh của năm sau. Số trừ bằng tổng số vượt của các năm trước".
(Nguồn: Thông tư 57/2011/TT-BGDĐT) |
Theo Ngô Quang Huy
GiadinhNet
Bình luận (0)