Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chìa khóa nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tạp Chí Giáo Dục

Hp tác liên kết quc tế – Chìa khóa nâng cao cht lưng giáo dc vùng đng bng sông Cu Long, là thông đip đưc đưa ra ti ta đàm “Nâng cao cht lưng giáo dc cho hi nhp và phát trin bn vng đng bng sông Cu Long”, do Trưng Đi hc Cn Thơ (ĐHCT) t chc mi đây. Hi tho có s tham gia ca B GD-ĐT; nhiu chuyên gia đến t Italy, Nht Bn, Hoa K… và lãnh đo các s GD-ĐT vùng đng bng sông Cu Long (ĐBSCL), cùng gn 100 trưng các cp trong cc.


GS.TS Hà Thanh Toàn – Hiu trưng ĐH Cn Thơ, phát biu

Cn gii pháp cp bách nâng cht lưng ngun nhân lc

Theo TS. Huỳnh Anh Huy – Trưởng khoa Sư phạm, ĐHCT, dân số vùng ĐBSCL gần 18 triệu người, trong đó tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên được đào tạo chỉ chiếm 14,61% (thấp nhất cả nước, so với trung bình cả nước là 26,13; khu vực đồng bằng sông Hồng là 36,96), tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ ĐH trở lên chỉ đạt 6,8%. “Điều này cho thấy cần phải có những giải pháp cấp bách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng, thông qua GD-ĐT nghề. Về đội ngũ giáo viên (GV) phổ thông các cấp, cơ bản là đáp ứng yêu cầu chuyên môn nhưng vẫn phải tiếp tục nâng cao chất lượng. Riêng đội ngũ giảng viên chất lượng còn thấp so với mặt bằng chung cả nước”, TS. Huy nêu thực trạng. Hệ thống trường học vùng ĐBSCL chỉ có 5.671 trường tiểu học, 1.341 trường THCS; 350 trường THPT; 17 trường ĐH, chưa đáp ứng được nhu cầu của người học. Hơn thế, cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ việc dạy và học của các đơn vị mới đáp ứng từ 40,8-52,3% tùy cấp học, so với yêu cầu tối thiểu. Đây là một trong những lực cản ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của vùng.

Với vai trò là TP trung tâm, đầu tàu của ngành giáo dục ĐBSCL, TP.Cần Thơ được đánh giá là địa phương có nhiều khởi sắc, thành quả cao trong GD-ĐT. Nhưng theo TS. Nguyễn Phúc Tăng – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ, vẫn còn tồn tại nhiều lực cản khiến TP chưa thể phát triển xứng tầm, như: Ngành giáo dục Cần Thơ nói riêng, các tỉnh ĐBSCL nói chung, vẫn đang loay hoay tìm lời giải cho bài toán về số lượng; cơ cấu GV, trang thiết bị dạy học, chương trình học. Theo đó, GV vừa thừa vừa thiếu, đặc biệt thiếu ở những môn như tin học, âm nhạc, các môn tích hợp. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nhất là những phòng học chuyên dụng. Chương trình học chưa được thiết kế khoa học, nhất là những môn như giáo dục địa phương còn mang tính hình thức…

Ngoài ra, nhân lực của vùng còn bị các đơn vị tuyển dụng đánh giá không có nhiều kỹ năng thực tế, hầu như chỉ mạnh về lý thuyết. Do đó sau khi tuyển dụng, các doanh nghiệp phải tốn chi phí và thời gian đào tạo lại mới có thể sử dụng được nhân sự.

Thúc đy nhanh hp tác liên kết quc tế

Để tháo gỡ những lực cản, bên cạnh thuận lợi là nghị quyết Đảng bộ của 13 tỉnh – thành đều quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, giáo dục đồng bằng còn cần những hỗ trợ khác, trong đó có lĩnh vực hợp tác quốc tế. GS.TS Hà Thanh Toàn – Hiệu trưởng ĐHCT, khẳng định: “Qua chia sẻ của các sở giáo dục, các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cho thấy giáo dục khu vực ĐBSCL còn nhiều khó khăn, và rất cần sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong phát triển giáo dục của Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng”.

Phân tích thêm, TS. Bùi Trần Quỳnh Ngọc – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nói: Hội nhập quốc tế trong giáo dục là xu hướng và tính tất yếu khi bàn tới giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Một số hình thức hội nhập quốc tế trong giáo dục có thể kể đến như: Liên kết đào tạo với nước ngoài (nhiều mô hình liên kết đa dạng như công nhận học phần, chuyển đổi tín chỉ, trao đổi sinh viên…); Nghiên cứu khoa học (cho phép các trường ĐH chia sẻ tài nguyên và kinh nghiệm của mình với các trường ĐH khác trên toàn thế giới); Kiểm định quốc tế và xếp hạng quốc tế (một số tổ chức đánh giá kiểm định được quốc tế công nhận như: ABET, AQAS, AACSB, ASIIN, ACBSP, AUN-QA, FIBAA, QS STARS, NEAS…); Tài trợ quốc tế, liên kết trong đầu tư giáo dục…

Các hình thức hội nhập ngày càng đa dạng: Từ việc xây dựng, nhập khẩu chương trình đào tạo đến kiểm định chất lượng quốc tế; từ quá trình giảng dạy – học tập đến công tác đảm bảo chất lượng đều thể hiện tinh thần hội nhập tích cực. Các hình thức hội nhập này tuy khác nhau về cách thức song đều mang lại giá trị to lớn, ý nghĩa đối với cơ sở đào tạo cũng như với người học. Trước hết điều này phù hợp với xu thế phát triển trong nước và khu vực, quốc tế. Bên cạnh đó hội nhập quốc tế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, là cơ hội để các cơ sở đào tạo hoàn thiện chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế, khẳng định vị thế của trường ĐH nói riêng và vị thế của giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới nói chung. Hội nhập quốc tế trong giáo dục đồng thời cũng mang lại trải nghiệm học tập quốc tế tại Việt Nam với mức học phí phù hợp, mở ra cơ hội tham gia du học bậc cao hơn.


Ông Timothy – Trưởng Văn phòng TP.HCM, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ – USAID Việt Nam, nêu những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ĐBSCL 

Nhưng “Để hội nhập quốc tế mang lại hiệu quả thiết thực, các đơn vị đào tạo của Việt Nam cần: Xây dựng chương trình đào tạo đi đôi với kiểm định để đảm bảo chất lượng chương trình. Chú trọng việc lựa chọn các cơ sở giáo dục đối tác nước ngoài uy tín và chất lượng, phát triển các ngành mũi nhọn đặc thù, đúng chuyên môn; Chính quyền địa phương cần quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế trong giáo dục bằng cách ban hành chính sách hỗ trợ, phối hợp với các trường ĐH để xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển nhân lực vùng và địa phương”, TS. Ngọc lưu ý.

Ông Timothy Ong – Trưởng Văn phòng TP.HCM, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ – USAID Việt Nam và PGS. Nguyễn Nguyên Minh – đại diện Tổ chức CSIRO, Úc, chung nhận định: Học viên, sinh viên Việt Nam được quốc tế đánh giá có tinh thần học tập năng động, sáng tạo, chăm chỉ. Do đó việc liên kết đào tạo quốc tế rất thuận lợi. Tuy nhiên, các cấp ngành, các viện trường cần có những chính sách, định hướng về hướng nghiệp, thực hiện các ngành liên kết đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội; song song với kiểm định chất lượng để khẳng định thương hiệu cơ sở đào tạo và kiểm tra thông tin đơn vị liên kết một cách kỹ lưỡng.

Về giải pháp đảm bảo đội ngũ GV đủ về số lượng, cơ cấu, trình độ, TS. Nguyễn Phúc Tăng cho rằng: Cần có sự chung tay của các sở giáo dục, các trường ĐH đào tạo ngành sư phạm, đặc biệt là những môn mới đáp ứng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó các viện, trường cần trang bị cho học viên là GV tương lai khả năng tự học suốt đời, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng sự thay đổi về phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá học sinh trong thời kỳ mới.

Về điều phối, giảm tình trạng thừa – thiếu GV cục bộ ở các môn, các địa phương… hầu hết đại biểu cho rằng, công tác tuyển dụng GV phải đảm bảo được sự công bằng, khả thi. Cấp Trung ương phải có cơ chế thu hút GV về vùng sâu vùng xa, trên cơ sở đó, các địa phương có hành lang pháp lý để chủ động thực hiện.

Đối với vấn đề tái đào tạo nhân sự sau khi tuyển dụng của các doanh nghiệp, ông Timothy cho rằng cần tạo được sự liên kết các trường ĐH với các nơi sử dụng lao động ngay khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường. Có như vậy các bạn sinh viên mới có cơ hội thực tập và hoàn thiện kỹ năng nghề trước khi tốt nghiệp.

Đan Phưng

 

 

Bình luận (0)