Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Chia lửa” cùng bác sĩ

Tạp Chí Giáo Dục

Trong cuc chiến phòng, chng dch Covid-19 TP.HCM, bên cnh đi ngũ nhân viên y tế, lc lưng chc năng còn có hàng ngàn tình nguyn viên đến t nhiu ngành ngh, k c F0 khi bnh. S tham gia kp thi ca h góp phn chia bt khó khăn v nhân lc cho TP đ sm đy lùi dch bnh, n đnh cuc sng…


Đng Th Hu Duyên đng viên các F0 trong bnh vin dã chiến

Đưa “vc-xin tinh thn” đến ngưi bnh

Giữa tháng 9, đang trong thời gian hoàn tất khóa cao học tâm lý lâm sàng tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Đặng Thị Hữu Duyên nhanh chóng gác lại việc học để tham gia chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân Covid-19 theo Dự án “Vắc-xin tinh thần” của nhà trường.

Được phân công về Bệnh viện dã chiến số 8 (đặt tại TP.Thủ Đức) – nơi có hàng chục ngàn F0 nhập viện điều trị lúc dịch cao điểm, Duyên và đồng nghiệp xắn tay ngay vào việc kết nối thông tin điện thoại giữa các bệnh nhân và người nhà; trực tiếp chăm sóc, hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân tại các tầng điều trị.

Duyên chia sẻ: “Dù đối diện với nguy cơ nhiễm bệnh nhưng tôi vẫn muốn được góp sức lực, chuyên môn của mình vào công tác phòng chống dịch của TP. Việc làm này vừa đáp lại lời kêu gọi của nhà trường, là thời điểm đội ngũ chuyên gia tâm lý cần xông pha ra trận chiến chống Covid-19 để giúp bệnh nhân và chia sẻ áp lực công việc với đội ngũ y bác sĩ đang ngày đêm chạy đua cứu người; vừa nối gót tinh thần xông pha ra chiến trận đánh giặc năm xưa của bố tôi”.

Thời gian làm việc tại Bệnh viện dã chiến số 8 gần một tháng nhưng để lại cho Duyên vô vàn trải nghiệm. Chưa bao giờ có nhiều bệnh nhân từ trẻ đến già cùng rơi vào tình trạng lo lắng, trầm cảm, bức bối vì sợ Covid-19. Nhiều trường hợp không hợp tác điều trị, đòi về, khóc lóc, thậm chí chống đối, dọa tự tử. Việc làm cần thiết lúc bấy giờ của Duyên là kiên nhẫn lắng nghe, chia sẻ, động viên, giải thích giúp bệnh nhân hiểu bệnh tình, thấy được cả sự nỗ lực của bản thân để yên tâm, có niềm tin, hợp tác với các bác sĩ trong điều trị bệnh.

“Con người ta trong lúc bất lực nếu được người khác lắng nghe, động viên sẽ giống như “chiếc phao” giúp họ cố gắng hơn nữa”, Duyên nói.

Có chuyên môn về tâm lý lâm sàng, Duyên hiểu, trong cuộc sống con người đôi khi bị trầm cảm, lo âu nhưng sẽ tự tìm cách vượt qua, hoặc tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ, chuyên gia tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, trong đại dịch Covid-19 đã bộc lộ ra các mức độ nguy hiểm nhất định về bệnh tâm lý, như một sự kiện “kích hoạt” nỗi lo, sự sợ hãi của bệnh nhân và ai cũng thấy rõ điều này. Chứng kiến người xung quanh ra đi, nhiều bệnh nhân hoảng loạn, sang chấn tâm lý. Họ bị ám ảnh bởi những cơn ác mộng cận kề cái chết. Theo đó, có bệnh nhân Duyên chỉ cần hỗ trợ khoảng 15 phút là thấy ổn; nhưng cũng có nhiều bệnh nhân, cô phải dành cả tiếng đồng hồ, thậm chí nhiều lần trò chuyện, họ mới ổn định tâm lý.

Cũng trong hoàn cảnh này, Duyên phải điều chỉnh, thay đổi cách thức làm việc. Nếu trước kia chỉ làm trị liệu tâm lý có quy định về khung làm việc, các nguyên tắc, giới hạn thì trong dịch bệnh Covid-19, Duyên phải “sơ cứu” tâm lý cho bệnh nhân. Qua đó đã khẳng định, vai trò của điều trị tâm lý ngày càng quan trọng và cần thiết đối với con người trong cuộc sống hiện nay.

“Nhiều bệnh nhân sau khi xuất viện đã bình tĩnh và thừa nhận, nếu không có sự nâng đỡ kịp thời của các chuyên gia tâm lý có thể họ bị bế tắc, không kiểm soát được bản thân và dễ dàng tìm đến những hành động tiêu cực. Được vực dậy tinh thần kịp thời giúp họ mạnh mẽ, lạc quan chiến đấu vượt qua bệnh tật”, Duyên kể.

Theo Duyên, thế giới từng trải qua các đợt dịch bệnh cần đến chuyên gia tâm lý hỗ trợ bệnh nhân, song đây là lần đầu người làm trong ngành tâm lý ra “mặt trận” nhiều đến vậy. Riêng Dự án “Vắc-xin tinh thần” có hơn 40 người. Ngoài ra còn nhiều chương trình hỗ trợ tâm lý khác…

Quá trình làm việc với các bệnh nhân, tâm lý của Duyên cũng bị tác động mạnh. “Có người hôm nay sức khỏe vẫn tốt nhưng ngày mai đã trở nặng; có người mới trò chuyện hôm trước thì hôm sau qua đời khiến tôi cảm thấy bất lực, đau lòng”, Duyên chia sẻ và tự nhủ bản thân phải cố gắng, cẩn thận nhiều hơn để có sức khỏe tốt mới giúp được các bệnh nhân sớm về đoàn tụ gia đình.

F0 khi bnh h tr tuyến đu chng dch

Gia đình anh Nguyễn Trọng Hoàng – Phó Giám đốc Công ty TNHH bao bì Phúc Thịnh, có 9 người là F0. Sau khi khỏi bệnh, 4 người đã tham gia hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch tại P.16, Q.Gò Vấp.

Anh Hoàng chia sẻ: “Trong thời gian gia đình tôi cách ly điều trị đã may mắn được sự hỗ trợ tận tình của các y bác sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên nên sớm khỏe mạnh. Từng là người bệnh, tôi hiểu cảm giác, tâm trạng của các F0, người thân F0; cảm giác khi thấy bạn bè, người thân mất vì Covid-19 vừa hoang mang lo lắng, vừa đau lòng đã thôi thúc tôi tham gia chống dịch để chia sẻ khó khăn với tuyến đầu”.

“Gia đình tôi có 11 người thì 9 người nhận kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày 4-8, gồm bố mẹ, tôi, vợ và các em. May mắn 2 con nhỏ của tôi âm tính”, anh Hoàng cho biết.

Trước đó, từ ngày 23-7, anh Hoàng tham gia đội tình nguyện lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng tại TP.Thủ Đức, hỗ trợ tại điểm tiêm Trung tâm Y tế Q.12 và Trạm y tế P.Tân Chánh Hiệp (Q.12). Dù đã chuẩn bị tâm lý sẽ nhiễm bệnh nhưng không ngờ nhiều người thân trong gia đình cùng nhiễm như anh. Qua 21 ngày cách ly điều trị, tất cả các trường hợp nhiễm trong gia đình anh đều may mắn khỏi bệnh.


Anh Nguyn Trng Hoàng tham gia h tr tuyến đu chng dch ti P.16, Q.Gò Vp

Sau khi được sự đồng ý của chính quyền P.16, Q.Gò Vấp, anh Hoàng và vợ là chị Lưu Thị Ngọc Anh gửi lại 2 con nhỏ cho người thân chăm sóc, để cùng 2 F0 đã khỏi bệnh là Nguyễn Thị Hậu và Hồ Thị Quỳnh Như (sống cùng nhà) về P.16 hỗ trợ điều phối tiêm vắc-xin cho người dân.

Mỗi ngày 2 ca – từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 và từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30, công việc luôn tay luôn chân, khá mệt nhưng anh Hoàng vẫn cảm thấy vui vì người dân đến đông đủ và được hỗ trợ tiêm an toàn.

“Nhiều cô chú dù lớn tuổi, trong đó có một cụ bà đã 101 tuổi, rồi một số người bị khuyết tật đều đến xếp hàng tiêm đúng giờ. Những nụ cười, lời cảm ơn của các cô chú, các anh chị càng tạo thêm động lực cho chúng tôi hoàn thành tốt công việc”, anh Hoàng nhớ lại.

Trong quá trình tham gia tình nguyện, thấy người dân không có ly uống nước anh đã tham mưu cho ban giám đốc công ty anh làm việc tặng hàng chục ngàn ly giấy, tô giấy cho UBND phường để phục vụ người dân. Và hàng ngàn ly giấy khác cũng được tặng cho các địa phương anh từng làm tình nguyện trước đó.

Vốn là cán bộ Đoàn, là một đảng viên, anh Hoàng từng tham gia nhiều hoạt động, từ chiến dịch tình nguyện hè của thanh niên TP, đến tiếp sức mùa thi… Với anh, mỗi khi tham gia các chương trình tình nguyện đều có một cảm xúc đặc biệt, và đợt dịch lần thứ 4 cũng là khoảng thời gian vô cùng đáng nhớ.

“Tôi cảm thấy rất tự hào vì có thể góp một phần nhỏ công sức của mình giúp cho TP.HCM sớm đẩy lùi dịch bệnh, để người dân được trở lại cuộc sống bình yên vốn có”, anh Hoàng bày tỏ.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)