Á khoa ĐH Ngoại Thương Trần Thị Hiền Giang chia sẻ nhiều về kinh nghiệm sắp xếp thời gian ôn thi, cách ôn luyện hiệu quả… và việc làm thế nào để làm chủ được đề thi và chiếm điểm tối đa với đề thi khối D.
Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, ĐH Ngoại Thương vinh dự là nơi "đầu quân" của thủ khoa khối A Lê Cao Nguyên và Á khoa khối D Trần Thị Hiền Giang. Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với Á khoa Trần Thị Hiền Giang. Trong cuộc trò chuyện, Giang chia sẻ nhiều về kinh nghiệm sắp xếp thời gian ôn thi, cách ôn luyện hiệu quả… và việc làm thế nào để làm chủ được đề thi và chiếm điểm tối đa với đề thi khối D.
PV: Có rất nhiều trường ĐH danh giá, có chất lượng cũng như uy tín đào tạo tốt, lâu năm. Lý do gì khiến Hiền Giang chọn thi vào trường ĐH Ngoại Thương?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Em đăng kí thi vào trường ĐH Ngoại thương vì em muốn được làm việc trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu, giao dịch thương mại quốc tế.
Qua tìm hiểu, em được biết chuyên ngành Kinh tế đối ngoại là chuyên ngành đào tạo truyền thống, thế mạnh của trường Ngoại Thương. Thêm nữa, em bị cuốn hút bởi môi trường năng động, cởi mở, tích cực cũng như khuyến khích sự sáng tạo, độc lập của sinh viên.
Các hoạt động của nhà trường, đặc biệt những chương trình câu lạc bộ, tọa đàm chuyên ngành… thực sự bổ ích và em tin tưởng sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng để bước vào thị trường tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
PV: Khi đăng ký thi vào trường ĐH Ngoại Thương, Hiền Giang có chút băn khoăn, trăn trở nào về quyết định thi của mình không?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Cũng như bao các bạn lớp 12 trước kì thi tốt nghiệp và đặc biệt là ĐH, vấn đề chọn trường, chọn ngành, chọn khối bao giờ cũng được xem xét, cân nhắc khá kĩ lưỡng.
Ban đầu em cũng khá băn khoăn về lựa chọn của mình: Liệu ngành mình chọn đã phù hợp? Điểm thi liệu có là trở ngại? Thế mạnh và điểm yếu là gì?…
Nhưng vì đây là ngành học em yêu thích và Ngoại thương là trường ĐH mơ ước của em từ cấp 3 nên cuối cùng em đã chọn Ngoại thương và Ngôi nhà Ngoại thương đã chọn em!
PV: Sau 1 năm chung sống trong ngôi nhà Ngoại Thương, Hiền Giang đánh giá như thế nào về môi trường học tập ở ĐH Ngoại Thương như thế nào?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Môi trường học tập ĐH nói chung và môi trường học tập của ĐH Ngoại thương nói riêng rất rộng mở và khuyến khích sự nghiên cứu độc lập và tích cực của sinh viên. Nó đòi hỏi ở sinh viên phải chủ động nắm bắt kiến thức, kết hợp các phương pháp học tập khác nhau, không gò bó. Sinh viên và giảng viên cùng tìm hiểu, trao đổi các vấn đề học tập. Đó là những cám nhận rõ nhất của em khi vẫn đang là sinh viên năm nhất.
PV: Có rất nhiều trường ĐH danh giá, có chất lượng cũng như uy tín đào tạo tốt, lâu năm. Lý do gì khiến Hiền Giang chọn thi vào trường ĐH Ngoại Thương?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Em đăng kí thi vào trường ĐH Ngoại thương vì em muốn được làm việc trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu, giao dịch thương mại quốc tế.
Qua tìm hiểu, em được biết chuyên ngành Kinh tế đối ngoại là chuyên ngành đào tạo truyền thống, thế mạnh của trường Ngoại Thương. Thêm nữa, em bị cuốn hút bởi môi trường năng động, cởi mở, tích cực cũng như khuyến khích sự sáng tạo, độc lập của sinh viên.
Các hoạt động của nhà trường, đặc biệt những chương trình câu lạc bộ, tọa đàm chuyên ngành… thực sự bổ ích và em tin tưởng sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng để bước vào thị trường tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
PV: Khi đăng ký thi vào trường ĐH Ngoại Thương, Hiền Giang có chút băn khoăn, trăn trở nào về quyết định thi của mình không?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Cũng như bao các bạn lớp 12 trước kì thi tốt nghiệp và đặc biệt là ĐH, vấn đề chọn trường, chọn ngành, chọn khối bao giờ cũng được xem xét, cân nhắc khá kĩ lưỡng.
Ban đầu em cũng khá băn khoăn về lựa chọn của mình: Liệu ngành mình chọn đã phù hợp? Điểm thi liệu có là trở ngại? Thế mạnh và điểm yếu là gì?…
Nhưng vì đây là ngành học em yêu thích và Ngoại thương là trường ĐH mơ ước của em từ cấp 3 nên cuối cùng em đã chọn Ngoại thương và Ngôi nhà Ngoại thương đã chọn em!
PV: Sau 1 năm chung sống trong ngôi nhà Ngoại Thương, Hiền Giang đánh giá như thế nào về môi trường học tập ở ĐH Ngoại Thương như thế nào?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Môi trường học tập ĐH nói chung và môi trường học tập của ĐH Ngoại thương nói riêng rất rộng mở và khuyến khích sự nghiên cứu độc lập và tích cực của sinh viên. Nó đòi hỏi ở sinh viên phải chủ động nắm bắt kiến thức, kết hợp các phương pháp học tập khác nhau, không gò bó. Sinh viên và giảng viên cùng tìm hiểu, trao đổi các vấn đề học tập. Đó là những cám nhận rõ nhất của em khi vẫn đang là sinh viên năm nhất.
Trần Thị Hiền Giang, Á khoa khối D, ĐH Ngoại Thương, 2011 (Ảnh Thu Hòe)
PV: Hiền Giang có thể chia sẻ một chút về điểm số của kỳ thi ĐH năm 2011 của mình?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Em dự thi vào trường Ngoại thương bằng khối D, tống điểm 3 môn là 27,25. Trong đó: Toán:10; Văn: 8; Anh: 9,25
PV: Để có được điểm số cao như vậy, Hiền Giang đã sắp xếp thời khóa biểu ôn thi như thế nào?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Chương trình thi ĐH chủ yếu tập trung vào chương trình lớp 11 và 12. Vì vậy, ngay khi chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp thì kiến thức cũng hòm hòm…(cười)
Và sau khi thi tốt nghiệp, chúng em chỉ còn một tháng để ôn tập, bổ sung và chuyên sâu. Thời khóa biểu của em là thật tập trung học vào những khoảng thời gian nhất định. Em không bao giờ thức khuya. Bố mẹ luôn bắt em đi ngủ trước 23h để tránh mệt mỏi, mất tập trung và quan trọng hơn ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến ngày hôm sau.
Thời gian học bài tốt nhất là sáng sớm, chiều và một phần buổi tối. Tuy nhiên không nhất thiết ngày nào cũng giống nhau. Có thể sáng học Văn, đặc biệt là văn bản, dẫn chứng rất nhanh và dễ vào, chiều làm đề toán và tối học tiếng Anh và tài liệu tham khảo bổ trợ. Với thời gian học như vật, em vẫn có thời gian giải trí mỗi ngày và cuối tuần. Những lúc như thế, em thường nghe nhạc, xem phim hoạt hình hoặc phim hài nhẹ nhàng để thư giãn tinh thần.
PV: Khối D là 1 khối học được đánh giá là khó và cần đến năng khiếu nhiều với môn ngoại ngữ. Hiền Giang có thể chia sẻ kinh nghiệm ôn tập khối D của mình? Cụ thể với từng môn Toán, Văn và ngoại ngữ?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Môn Toán khối D không khó và lắt léo bằng khối A nhưng đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác trong từng bước vì có thể số liệu lẻ và tính khá phức tạp. Hình thức và mẫu đề đã được cập nhật, vì vậy mà em tập trung ôn kĩ các dạng bài điển hình, làm các bài tập bổ sung.
Môn Văn: điều đầu tiên cần lưu ý là không học tủ học lệch. Câu 1 đòi hỏi phải tái hiện kiến thức nền tảng đã học. Thông thường đó là những kiến thức văn học khái quát trong suốt các giai đoạn. Câu 2 là nghị luận xã hội, đòi hiểu phải có kiến thức bao quát về các vấn đề xã hội, tin tức thời sự để bổ sung vốn tư liệu, dẫn chứng cho phong phú, sắc sảo, thuyết phục. Câu 3 phải nắm chắc văn bản: thơ nên học thuộc hay phải nắm ý những đoạn văn bản tiêu biểu. Chăm chỉ, chịu khó đọc và tìm hiểu thì sẽ hiểu được tường tận văn bản và giảng văn
Môn Tiếng Anh: nắm chắc ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng, các câu hỏi tình huống, ứng xử. Có thể mọi người thấy phần đọc khá khó, trúc trắc và dài nên phải có kĩ năng và tư duy mạch lạc. Làm thử đề và tự kiểm tra đáp án chữa là cách ôn tập hiệu quả nhất vì hiện nay nguồn đề rất phong phú.
PV: Trong khoảng thời gian nước rút, Hiền Giang có đi học ở các trung tâm luyện thi hay không? Theo Giang, việc tập trung học ở nhà và việc chạy sô ở các lò luyện thi đâu hiệu quả hơn?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Em không học thêm nhiều mà chỉ học thêm toán để được rèn luyện nhiều bài tập và có kĩ năng trình bày chính xác, chắc chắn. Theo em, nếu đã nắm vững kiến thức nền tảng thì nên tập trung ở nhà tự luyện đề để vừa tiết kiệm thời gian và tạo được không gian tập trung.
PV: Điều quan trọng nhất khi bước vào phòng thi là gì?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Điều quan trọng nhất là phải thật bình tĩnh, đọc kĩ đề bài và phân phối thời gian hợp lí. Khi làm bài phải cẩn thận, chắc chắn từng bước, đặc biệt là với môn Toán
PV: Với đề thi dài thì cần cân đối thời gian làm bài như thế nào?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Ngay khi nhận đề thi cần đọc lướt 1 lần để có cái nhìn và phân phối thời gian cụ thể. Để có thể bao quát thì phải cân nhắc phần nào cần làm kĩ, phân tích sâu, phần nào cần lướt, điểm nội dung…
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Em dự thi vào trường Ngoại thương bằng khối D, tống điểm 3 môn là 27,25. Trong đó: Toán:10; Văn: 8; Anh: 9,25
PV: Để có được điểm số cao như vậy, Hiền Giang đã sắp xếp thời khóa biểu ôn thi như thế nào?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Chương trình thi ĐH chủ yếu tập trung vào chương trình lớp 11 và 12. Vì vậy, ngay khi chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp thì kiến thức cũng hòm hòm…(cười)
Và sau khi thi tốt nghiệp, chúng em chỉ còn một tháng để ôn tập, bổ sung và chuyên sâu. Thời khóa biểu của em là thật tập trung học vào những khoảng thời gian nhất định. Em không bao giờ thức khuya. Bố mẹ luôn bắt em đi ngủ trước 23h để tránh mệt mỏi, mất tập trung và quan trọng hơn ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến ngày hôm sau.
Thời gian học bài tốt nhất là sáng sớm, chiều và một phần buổi tối. Tuy nhiên không nhất thiết ngày nào cũng giống nhau. Có thể sáng học Văn, đặc biệt là văn bản, dẫn chứng rất nhanh và dễ vào, chiều làm đề toán và tối học tiếng Anh và tài liệu tham khảo bổ trợ. Với thời gian học như vật, em vẫn có thời gian giải trí mỗi ngày và cuối tuần. Những lúc như thế, em thường nghe nhạc, xem phim hoạt hình hoặc phim hài nhẹ nhàng để thư giãn tinh thần.
PV: Khối D là 1 khối học được đánh giá là khó và cần đến năng khiếu nhiều với môn ngoại ngữ. Hiền Giang có thể chia sẻ kinh nghiệm ôn tập khối D của mình? Cụ thể với từng môn Toán, Văn và ngoại ngữ?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Môn Toán khối D không khó và lắt léo bằng khối A nhưng đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác trong từng bước vì có thể số liệu lẻ và tính khá phức tạp. Hình thức và mẫu đề đã được cập nhật, vì vậy mà em tập trung ôn kĩ các dạng bài điển hình, làm các bài tập bổ sung.
Môn Văn: điều đầu tiên cần lưu ý là không học tủ học lệch. Câu 1 đòi hỏi phải tái hiện kiến thức nền tảng đã học. Thông thường đó là những kiến thức văn học khái quát trong suốt các giai đoạn. Câu 2 là nghị luận xã hội, đòi hiểu phải có kiến thức bao quát về các vấn đề xã hội, tin tức thời sự để bổ sung vốn tư liệu, dẫn chứng cho phong phú, sắc sảo, thuyết phục. Câu 3 phải nắm chắc văn bản: thơ nên học thuộc hay phải nắm ý những đoạn văn bản tiêu biểu. Chăm chỉ, chịu khó đọc và tìm hiểu thì sẽ hiểu được tường tận văn bản và giảng văn
Môn Tiếng Anh: nắm chắc ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng, các câu hỏi tình huống, ứng xử. Có thể mọi người thấy phần đọc khá khó, trúc trắc và dài nên phải có kĩ năng và tư duy mạch lạc. Làm thử đề và tự kiểm tra đáp án chữa là cách ôn tập hiệu quả nhất vì hiện nay nguồn đề rất phong phú.
PV: Trong khoảng thời gian nước rút, Hiền Giang có đi học ở các trung tâm luyện thi hay không? Theo Giang, việc tập trung học ở nhà và việc chạy sô ở các lò luyện thi đâu hiệu quả hơn?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Em không học thêm nhiều mà chỉ học thêm toán để được rèn luyện nhiều bài tập và có kĩ năng trình bày chính xác, chắc chắn. Theo em, nếu đã nắm vững kiến thức nền tảng thì nên tập trung ở nhà tự luyện đề để vừa tiết kiệm thời gian và tạo được không gian tập trung.
PV: Điều quan trọng nhất khi bước vào phòng thi là gì?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Điều quan trọng nhất là phải thật bình tĩnh, đọc kĩ đề bài và phân phối thời gian hợp lí. Khi làm bài phải cẩn thận, chắc chắn từng bước, đặc biệt là với môn Toán
PV: Với đề thi dài thì cần cân đối thời gian làm bài như thế nào?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Ngay khi nhận đề thi cần đọc lướt 1 lần để có cái nhìn và phân phối thời gian cụ thể. Để có thể bao quát thì phải cân nhắc phần nào cần làm kĩ, phân tích sâu, phần nào cần lướt, điểm nội dung…
Điều quan trọng nhất để lấy điểm tối đa khối D là sự cẩn thận để tránh mắc bẫy đề thi. (Ảnh Thu Hòe)
PV: Trong quá trình ôn và thi ĐH, Hiền Giang có gặp phải sức ép tâm lý nào từ phía gia đình hay không?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Trong thời gian ôn thi, em không chịu sức ép nhiều từ bố mẹ, gia đình hay họ hàng. Bố mẹ em chỉ động viên khuyến khích em cố gắng, tạo tâm lí thoải mái, bồi dưỡng về mặt dinh dưỡng mà hoàn toàn không hề bắt ép phải cố gắng đạt điểm bao nhiêu, hay phải thi trường này, khoa này…
PV: Hiền Giang muốn chia sẻ thêm và có lời khuyên gì cho các bạn học sinh lớp 12 đang chuẩn bị thi ĐH?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Kì thi ĐH là một kì thi quan trọng, đánh dấu sự chuyển tiếp, kết thúc 12 năm trung học chuyển tới môi trường đào tạo, hướng nghiệp chuyên nghiệp, chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cho công việc tương lai. Vì thế mà em muốn chúc các bạn học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kì thi ĐH năm nay có được sự chọn lựa đúng đắn, phù hợp với bản thân! Các bạn hãy nỗ lực hết mình để vượt qua thành công kì thi ĐH, bước vào và trở thành tân sinh viên của ngôi trường ĐH mình mơ ước.
Cám ơn Hiền Giang vì đã chia sẻ cùng báo Giáo dục Việt Nam. Đây sẽ là những kinh nghiệm rất cần thiết và quý giá với các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi ĐH, CĐ 2012. Chúc Hiền Giang sức khỏe và có kết quả học tập tốt nhất dưới mái nhà Ngoại Thương!
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Trong thời gian ôn thi, em không chịu sức ép nhiều từ bố mẹ, gia đình hay họ hàng. Bố mẹ em chỉ động viên khuyến khích em cố gắng, tạo tâm lí thoải mái, bồi dưỡng về mặt dinh dưỡng mà hoàn toàn không hề bắt ép phải cố gắng đạt điểm bao nhiêu, hay phải thi trường này, khoa này…
PV: Hiền Giang muốn chia sẻ thêm và có lời khuyên gì cho các bạn học sinh lớp 12 đang chuẩn bị thi ĐH?
Á khoa Trần Thị Hiền Giang: Kì thi ĐH là một kì thi quan trọng, đánh dấu sự chuyển tiếp, kết thúc 12 năm trung học chuyển tới môi trường đào tạo, hướng nghiệp chuyên nghiệp, chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cho công việc tương lai. Vì thế mà em muốn chúc các bạn học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kì thi ĐH năm nay có được sự chọn lựa đúng đắn, phù hợp với bản thân! Các bạn hãy nỗ lực hết mình để vượt qua thành công kì thi ĐH, bước vào và trở thành tân sinh viên của ngôi trường ĐH mình mơ ước.
Cám ơn Hiền Giang vì đã chia sẻ cùng báo Giáo dục Việt Nam. Đây sẽ là những kinh nghiệm rất cần thiết và quý giá với các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi ĐH, CĐ 2012. Chúc Hiền Giang sức khỏe và có kết quả học tập tốt nhất dưới mái nhà Ngoại Thương!
Theo Giáo dục
Bình luận (0)