Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

‘Chiếc áo ĐH’ quá chật với khát vọng của giới trẻ VN

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Lê Thị Hoài Thương, một nữ sinh 18 tuổi quê ở Thanh Hóa, đã phải cùng bố mất 38 giờ đi xe ô tô tới TP. Hồ Chí Minh để tham dự cuộc thi quan trọng nhất trong đời – thi tuyển vào đại học.
Khát vọng được vào đại học
Bố mẹ của Thương đều làm ruộng cuộc sống rất khó khăn, nên để có tiền đưa con gái đi thi ĐH, ông đã phải bán một con bò lấy 15 triệu đồng. Sau gần 2 ngày chịu cảnh nóng bức trên xe ô tô, Thương và bố đã đặt chân tới Thành phố Hồ Chí Minh để hy vọng hiện thực giấc mơ vào ĐH.
Tuy nhiên, để thực hiện được ước mơ của mình, cô gái 18 tuổi sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với những học sinh khác – những người cũng đang có chung khát vọng vượt qua kỳ thi ĐH như cô. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 1,9 triệu học sinh tốt nghiệp THPT trên khắp cả nước đã đổ xô về các thành phố lớn để tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010 diễn ra vào đầu tháng 7 vừa qua.
Sự bất cập của nền giáo dục đại học
Chính phủ Việt Nam đã xác định giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh công cuộc hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục ĐH ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.
"Học đại học sẽ giúp tôi có cơ hội kiếm được một việc làm tốt hơn với một mức lương cao… Tôi không muốn làm ruộng như bố mẹ và ông bà tôi vì công việc đó vô cùng vất vả.”
Thương, nữ sinh Thanh Hóa
Với 89 triệu dân, nhưng Việt Nam chỉ có gần 400 trường ĐH và cao đẳng. Trong khi đó, với 310 triệu dân, nước Mỹ có hơn 4.400 trường ĐH và CĐ. Tỷ lệ số trường đại học trên số dân của Việt Nam cũng thấp hơn so với các quốc gia khác ở châu Á, chỉ bằng ½ so với Thái Lan và bằng 1/3 so với Hàn Quốc.
Báo cáo của Chính phủ về giáo dục đại học năm 2009 đã thừa nhận rằng hệ thống đào tạo ĐH hiện này không theo kịp quá trình phát triển kinh và xã hội của đất nước. Vì thế, các nhà lãnh đạo nước ta và các tổ chức phát triển quốc tế  cho rằng Việt Nam đang đứng trước một sự khó khăn: cải cách hệ thống giáo dục hay bị tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực.
Tháng 6/2010, Ngân hàng Thế giới (WB) đã chấp thuận cho Việt Nam vay 456,5 triệu đô la để cải cách hệ thống giáo dục ĐH. Mục tiêu chính của dự án hợp tác với WB là tăng số giảng viên có bằng tiến sĩ  và tăng tỷ lệ giảng viên trên sinh viên (30/1) của VN hiện nay lên bằng với các tiêu chuẩn quốc tế.
Sức nóng của kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ
Trở lại câu chuyện của Thương, cô nữ sinh người Thanh Hóa đã tỏ ra khá tự sau khi hoàn thành xong môn thi cuối cùng vào trường Cao đẳng Công thương TPHCM. "Tôi không cảm thấy lo lắng”, Thương nói. "Học đại học sẽ giúp tôi có cơ hội kiếm được một việc làm tốt hơn với một mức lương cao… Tôi không muốn làm ruộng như bố mẹ và ông bà tôi vì công việc đó vô cùng vất vả.”
Mặc dù chỉ là một trường trung bình, nhưng trường Cao đẳng Công thương TPHCM có tỷ lệ chọi khá cao trong kỳ thi tuyển sinh năm 2009, tỷ lệ được lựa chọn vào khoa Quản trị Kinh Doanh chỉ là 7,1% trong tổng số thí sinh dự thi và tỷ lệ của khoa Tài Chính Ngân hàng là 6,2 %. Trong khi đó, tỷ lệ tương tự trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học danh tiếng Harvard cũng chỉ là 6,9%.
Điều đó chứng tỏ rằng khát vọng được học ĐH của các học sinh Việt Nam như cô bé Thương vô cùng mãnh liệt. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo một áp lực vô cùng lớn đối với các học sinh. Ngay trong kỳ thi đại học vừa qua, một học sinh ở Quảng Ngãi đã tự tử sau khi làm bài thi không được tốt.
Trước sức ép của sự cạnh tranh trong kỳ thi vào ĐH, nhiều học sinh đã tìm tới các lò luyện thi để củng cố kiến thức. Theo một số liệu thống kê mới đây, có khoảng 70% học sinh nộp hồ sơ thi ĐH vẫn học thêm tại các lò ôn thi.  Bên cạnh đó, rất nhiều giáo viên THPH cũng mở các lớp học thêm buổi tối tại nhà dành cho những học sinh có nhu cầu.
Tương tự, Thương hàng ngày phải đạp xe 45 phút để tới trường. Sau khi học ở trường, cô tiếp tục ở lại để học thêm khoảng 2 đến 4 giờ nữa trước khi đạp xe trở về nhà.
Mặc dù trường của Thương thi chưa thông báo kết quả, nhưng cô nữ sinh 18 tuổi này đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất: “Nếu tôi trượt trong kỳ thi đại học năm nay, tôi sẽ đi làm để kiếm tiền và tiếp tục ôn luyện để sang năm thi tiếp.”
Trong khi đó, bố của Thương cho biết ông cảm thấy ‘hơi buồn’ nếu coi gái thi đỗ ĐH ,nhưng ông sẽ rất tự hào nếu điều đó trở thành hiện thực vì con gái của ông sẽ  thoát khỏi cảnh làm ruộng vất vả như ông hiện nay.
 Thanh Xuyên (Theo Washington Post)
Vietnamnet

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)