Hội nhậpGiáo dục phát triển

Chiến lược phát triển giáo dục 2008-2020: Hội nhập với giáo dục thế giới

Tạp Chí Giáo Dục

Trong tuần này, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức các cuộc họp để báo cáo về thực trạng nền giáo dục (GD) và công bố dự thảo mới nhất (lần thứ 12) về chiến lược phát triển GD giai đoạn 2008- 2020.

Dự thảo này sẽ được tiếp tục trưng cầu ý kiến, chỉnh sửa để hoàn thiện. Mục tiêu chung của dự thảo là xây dựng một nền GD hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo cơ hội học tập cho mọi người và có khả năng hội nhập với nền GD thế giới.

* 80% dân số trong độ tuổi đạt trình độ THPT

Dự thảo chiến lược GD giai đoạn 2008-2020 đặt ra yêu cầu đến năm 2020 sẽ có 100% xã, phường trên toàn quốc có trường mầm non. Việc thực hiện chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn này.

Theo dự thảo, đến năm 2020 có 80% thanh niên VN trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT, 100% quận huyện có trung tâm GDTX, 95% xã phường có trung tâm học tập cộng đồng.

* Có trường ĐH đẳng cấp quốc tế

Giai đoạn tới sẽ tạo nên bước đột phá về dạy nghề, phấn đấu tăng mạnh tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề và TCCN. Đến năm 2020 sẽ có 65% lao động được qua đào tạo.

Dự kiến năm 2020 có 30% số HS tốt nghiệp THCS vào học trường nghề, đồng thời có khoảng 30% HS tốt nghiệp THPT vào học các cơ sở GD nghề nghiệp. Dự thảo đặt ra việc phải hoàn chỉnh danh mục ngành nghề, kèm theo chương trình đào tạo mới, trong đó có những ngành đào tạo bằng tiếng Anh, phát triển đội ngũ giáo viên đủ về chất và lượng.

Năm 2020 sẽ có 450 SV/vạn dân, trong đó 40% tổng số SV được học trong các cơ sở GD ĐH ngoài công lập. Dự kiến năm 2020 sẽ có ít nhất năm trường ĐH đạt tiêu chuẩn quốc tế được xếp hạng trong số 100 ĐH hàng đầu của khu vực ASEAN và hai ĐH nằm trong top 200 của ĐH thế giới.

* Ngoại ngữ được quan tâm

Để khắc phục tình trạng đa số SV tốt nghiệp ĐH, CĐ và các trường nghề không biết hoặc không thông thạo một ngoại ngữ, dự thảo đặt ra mục tiêu sẽ có 70% HS tiểu học được học chương trình tiếng Anh mới từ lớp 3 vào năm 2020. HS tốt nghiệp phổ thông phải có năng lực sử dụng ngoại ngữ và tin học; tiến tới SV các trường ĐH, CĐ phải sử dụng tiếng Anh trong học tập và nghiên cứu.

Có ba thách thức đối với GD VN được dự thảo đề cập là phát triển quy mô hợp lý, chất lượng, hiệu quả và nguồn lực. Những giải pháp mang tính đột phá để đạt các mục tiêu đề ra là đổi mới quản lý GD, xây dựng đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh kiểm định các cơ sở GD…

TR. VĨNH HÀ (TTO)

Bình luận (0)

Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chiến lược phát triển giáo dục 2008-2020: Hội nhập với giáo dục thế giới

Tạp Chí Giáo Dục

Trong tuần này, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức các cuộc họp để báo cáo về thực trạng nền giáo dục (GD) và công bố dự thảo mới nhất (lần thứ 12) về chiến lược phát triển GD giai đoạn 2008- 2020.

Dự thảo này sẽ được tiếp tục trưng cầu ý kiến, chỉnh sửa để hoàn thiện. Mục tiêu chung của dự thảo là xây dựng một nền GD hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo cơ hội học tập cho mọi người và có khả năng hội nhập với nền GD thế giới.

* 80% dân số trong độ tuổi đạt trình độ THPT

Dự thảo chiến lược GD giai đoạn 2008-2020 đặt ra yêu cầu đến năm 2020 sẽ có 100% xã, phường trên toàn quốc có trường mầm non. Việc thực hiện chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn này.

Theo dự thảo, đến năm 2020 có 80% thanh niên VN trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT, 100% quận huyện có trung tâm GDTX, 95% xã phường có trung tâm học tập cộng đồng.

* Có trường ĐH đẳng cấp quốc tế

Giai đoạn tới sẽ tạo nên bước đột phá về dạy nghề, phấn đấu tăng mạnh tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề và TCCN. Đến năm 2020 sẽ có 65% lao động được qua đào tạo.

Dự kiến năm 2020 có 30% số HS tốt nghiệp THCS vào học trường nghề, đồng thời có khoảng 30% HS tốt nghiệp THPT vào học các cơ sở GD nghề nghiệp. Dự thảo đặt ra việc phải hoàn chỉnh danh mục ngành nghề, kèm theo chương trình đào tạo mới, trong đó có những ngành đào tạo bằng tiếng Anh, phát triển đội ngũ giáo viên đủ về chất và lượng.

Năm 2020 sẽ có 450 SV/vạn dân, trong đó 40% tổng số SV được học trong các cơ sở GD ĐH ngoài công lập. Dự kiến năm 2020 sẽ có ít nhất năm trường ĐH đạt tiêu chuẩn quốc tế được xếp hạng trong số 100 ĐH hàng đầu của khu vực ASEAN và hai ĐH nằm trong top 200 của ĐH thế giới.

* Ngoại ngữ được quan tâm

Để khắc phục tình trạng đa số SV tốt nghiệp ĐH, CĐ và các trường nghề không biết hoặc không thông thạo một ngoại ngữ, dự thảo đặt ra mục tiêu sẽ có 70% HS tiểu học được học chương trình tiếng Anh mới từ lớp 3 vào năm 2020. HS tốt nghiệp phổ thông phải có năng lực sử dụng ngoại ngữ và tin học; tiến tới SV các trường ĐH, CĐ phải sử dụng tiếng Anh trong học tập và nghiên cứu.

Có ba thách thức đối với GD VN được dự thảo đề cập là phát triển quy mô hợp lý, chất lượng, hiệu quả và nguồn lực. Những giải pháp mang tính đột phá để đạt các mục tiêu đề ra là đổi mới quản lý GD, xây dựng đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh kiểm định các cơ sở GD…

TR. VĨNH HÀ (TTO)