Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Chiếu phim lưu động thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Không ch là nhng thưc phim đơn thun, nhiu năm qua hot đng chiếu phim min núi ca Trung tâm Văn hóa – Đin nh tnh Qung Tr đã góp phn giúp đng bào vùng cao thay đi nhn thc, xóa b h tc lc hu và phát trin kinh tế


Hành trình mang ánh sáng lên vùng cao ca nhng cán b thuc Trung tâm Văn hóa – Đinh Qung Tr

Góp phn đy lùi to hôn

Nằm trên tuyến biên giới Việt Lào, xã Thanh (huyện Hướng Hóa) là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào Vân Kiều. Đời sống của người dân còn tồn tại một số quan niệm lạc hậu về hôn nhân gia đình nên nhiều năm liền địa phương này có tỷ lệ tảo hôn cao. Để góp phần đẩy lùi nạn tảo hôn và xóa bỏ hoàn toàn hôn nhân cận huyết thống, xã Thanh đã nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp và nhiều tổ chức xã hội, trong đó có các hoạt động chiếu phim tuyên truyền đẩy lùi tảo hôn của Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị.

Chị Hồ Thị Phú – một người dân xã Thanh chia sẻ: “Tôi có 4 người con. Trước đây tôi cũng chưa biết nhiều về hệ lụy của tảo hôn. Nhờ các cấp chính quyền, rồi thông qua các buổi chiếu phim, tôi được cung cấp thông tin, kiến thức về hệ quả của nạn tảo hôn, từ đó tôi bảo ban con cái của mình không để xảy ra tảo hôn. Hai cháu lớn sau khi học hết lớp 12 một thời gian mới lập gia đình, hai đứa còn lại đang được Nhà nước hỗ trợ để học hành nên gia đình cũng đỡ vất vả hơn. Bây giờ chúng ta phải thay đổi, sinh con ra là phải có trách nhiệm nuôi dạy, cho con học hành tử tế để có tương lai tốt hơn”.


Nhng bui chiếu phim lưu đng giúp đng bào min núi, nht là thế h tr thay đi nhn thc

Tht khó k hết nhng thay đi trong đi sng vt cht và tinh thn ca đng bào Vân Kiu, Pa Kô. Ch biết rng, trong hành trình xây dng cuc sng m no, hnh phúc ca đng bào gia đi ngàn Trưng Sơn luôn có s đng hành, gn bó thy chung ca nhng ngưi làm công tác chiếu phim min núi.

Chị Hồ Thị Tê – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho biết, trong 2 năm trở lại đây, tình trạng tảo hôn ở xã Thanh có nhiều chuyển biến tích cực. Người dân ngày càng quan tâm sâu sát hơn đến nguy cơ và hệ lụy lâu dài do tảo hôn, đồng thời chăm lo nhiều hơn cho trẻ em, nhất là trẻ em gái vị thành niên. Đáng chú ý như mô hình giúp các gia đình có trẻ em gái thuộc diện hộ nghèo phát triển chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi dê, bò để các em không phải bị bỏ học do cuộc sống quá khó khăn…

Hai huyện miền núi tỉnh Quảng Trị là địa bàn sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô. Nơi đây, điều kiện địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nương rẫy, kinh tế khó khăn. Ở nhiều bản làng xa xôi vẫn tồn tại một số quan niệm, tập quán lạc hậu. Để giúp đồng bào xóa bỏ hủ tục, thời gian qua, những người làm công tác chiếu phim miền núi đã không quản ngại gian khó, ngày đêm vượt núi băng ngàn, góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đến với vùng sâu, vùng xa của hai huyện Đakrông và Hướng Hóa. Giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nâng cao nhn thc v phát trin kinh tế

Ngoài ra, các chương trình phim phục vụ đồng bào miền núi còn giúp cho người dân xã Thanh nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ngày càng ổn định, nổi bật đó là phong trào trồng sắn để cung cấp cho nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa. Ông Pả Giỏ (63 tuổi), hơn 18 năm gắn bó với cây sắn chia sẻ: “Tôi trồng sắn từ năm 2006, được đơn vị thu mua sắn tạo điều kiện tập huấn nhiều lần, thậm chí đi tham quan mô hình trồng sắn ở nước ngoài. Bên cạnh đó, qua các buổi xem phim ở bản, tôi không chỉ biết thêm nhiều kiến thức khác trong đời sống mà còn có cơ hội hiểu hơn về nông nghiệp. Từ đó, tích lũy cho mình được kinh nghiệm để phát triển kinh tế. Ở bản, hễ có buổi chiếu phim lưu động nào, tôi đều bảo con cháu sắp xếp thời gian để tích lũy kiến thức”.

Phim đã tác động không nhỏ đến nhận thức của người dân trong canh tác, sản xuất. Hiện đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở miền núi Quảng Trị về cơ bản đã có cuộc sống ổn định, từng bước biết sản xuất hàng hóa để cải thiện thu nhập. Chính những chương trình phim về mô hình phát triển kinh tế, cây trồng, vật nuôi và kinh nghiệm của đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước đã thuyết phục người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo nên những đổi thay quan trọng.

Hoạt động chiếu phim miền núi còn góp phần giúp đồng bào chủ động giao lưu và hội nhập, trong đó có những cá nhân và cộng đồng đã mạnh dạn khai thác tiềm năng thế mạnh của quê hương để phát triển du lịch, vừa tạo thêm việc làm, nguồn thu nhập, đồng thời kết nối hàng hóa nông sản bản địa với thị trường để thúc đẩy sản xuất phát triển. Mô hình du lịch suối Tà Lao, xã Tà Long là một ví dụ. Những chị em phụ nữ ở Tà Long hôm nay không chỉ khai thác vẻ đẹp từ thắng cảnh thiên nhiên để phát triển du lịch, kết nối hàng nông sản với thị trường, mà còn mong muốn kết hợp bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc để phục vụ du khách. 

Hiện Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh Quảng Trị có 2 đội chiếu phim lưu động miền núi. Hàng năm thực hiện 336 buổi chiếu phim để phục vụ đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Những chương trình phim phục vụ đồng bào phong phú về nội dung, chủ đề và thể loại, bám sát nhu cầu của cuộc sống. Như phim về đề tài chiến tranh cách mạng, về gương người tốt việc tốt trong cuộc sống, về giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong xu thế giao lưu và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó là các hoạt động lồng ghép truyền thông về phòng chống dịch bệnh, tội phạm, các chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước…

Thiên Phúc

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)