Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Chim cút rất bổ nhưng phải biết dùng

Tạp Chí Giáo Dục

Chim cút và trứng cút thì ai cũng biết. Nhưng tác dụng bổ dưỡng của nó thì chưa mấy ai biết. Trong y văn đã xếp nó vào thương phẩm mệnh danh là "Sâm động vật". Gọi như vậy vì nó là động vật có tác dụng bổ dưỡng như sâm thực vật. So với các sản phẩm động vật khác thì chim cút cho tác dụng bổ toàn thân trội hơn tác dụng bổ cục bộ.
Chim cút vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, lợi cửu khiếu, ích trung khí, mạnh gân cốt. Dùng cho các đối tượng suy nhược thần kinh và thể lực, trẻ em suy dinh dưỡng, người già lú lẫn, phụ nữ có thai và cho con bú, người mới ốm dậy cần lấy lại sức, người lao động vất vả chân tay và trí óc. Chim cút cũng có phần nhỏ bổ thận tráng dương, lưng đau, gối mỏi. Ngày nay chim cút được dùng cho trường hợp béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch vì chim cút có ưu điểm giàu chất dinh dưỡng (đạm, khoáng) nhưng rất ít mỡ. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào cách chế biến như không được rán hay nướng…
Chim cút tốt cho người bị xơ vữa động mạch, mỡ máu cao...
Chim cút tốt cho người bị xơ vữa động mạch, mỡ máu cao…
Thành phần dinh dưỡng của thịt chim cút nói chung cao hơn các gia súc, gia cầm khác đến 10 lần (trong đó chất béo lại thấp hơn nhiều). Sau đây là một số cách dùng:
Nhóm thức ăn
Thanh nhiệt trừ thấp cho người mỡ máu cao, béo phì, xơ xứng mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, lú lẫn tuổi già: Chim cút 1 con. Đậu đỏ nhỏ 20g (xích tiểu đâu), gia vị. Chim cút làm sạch bỏ phủ tạng, nhồi đậu đỏ. Nước vừa đủ. Chưng chín cả 2 nêm gia vị hành, gừng, ít muối. Ăn ngày 1 con liền trong 2 tuần.
Ích khí dưỡng huyết, kiện tỳ hòa vị cho người ho lâu ngày thiếu máu, tiểu đường, trẻ em cam tích tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng: Chim cút 2 con, hoài sơn 50g, gạo tẻ 100g nấu cháo khi chín cho ăn nóng, gia vị thích hợp (gừng hành).
Bổ tỳ, ích thận, dưỡng tâm, an thần. Dùng cho người thận hư đau lưng, mỏi gối, ù tai, khó ngủ, biếng ăn, thiếu máu, ho lâu ngày. Chim cút 2 con, củ cải trắng 200g, chim cút làm sạch thái miếng. Củ cải thái sợi. Xào chim xong cho củ cải xào cùng. Nêm gia vị hành gừng ít rượu, giấm muối đun cho đến khi chín, ăn nóng.
Kiện tỳ trừ thấp thũng, giảm béo, dưỡng da, ăn ngon ngủ yên: Chim cút 5 con, ý dĩ 50g, rau xà lách 200g, tương, sữa lượng vừa đủ. Gia vị gừng hành. Đổ nước vào nồi với sữa, tương, muối, đường, rượu, gừng hành. Nấu sôi vớt bỏ bọt cho chim vào hạ lửa nấu chín. Lấy chim ra rưới nước dùng lên trên.
Nhóm dược thiện (Chim cút + thuốc)
Can thận âm hư lưng đau gối mỏi, răng yếu: Chim cút 3 con (khoảng 400g), câu kỷ tử 30g, đỗ trọng 15g. Hầm chín ăn chim, uống nước (bỏ thuốc).
Già yếu, chóng mệt, sưng mặt, chân, da khô, sợ lạnh, phân lỏng.
Chim cút 2-3 con (300g), ngũ gia bì 18g, hoàng kỳ 45g, phục linh 30 (thuốc cho vào túi vải). Dùng lửa to cho sôi rồi hạ lửa, ninh chín nhừ. Bỏ túi thuốc. Ăn chim uống nước. Người âm hư hỏa vượng kiêng món này.
Bổ phế ích thận, kiện tỳ khai vị. Chữa ho các loại, suy nhược, đoản hơi (hụt hơi): Chim cút 5 con. Đông trùng hạ thảo 2g, canh gà 100g. Gừng, hành, hạt tiêu, muối. Chim cút mổ moi. Đông trùng hạ thảo chia 5 phần lấy mỗi phần cho vào bụng chim buột chặt lại. Đặt chim vào bát to, cho nước canh gia vị rồi đặt bát chưng cách thủy để ăn cái uống nước.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)