Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chính sách cho người khó khăn vẫn chưa tới được người dân

Tạp Chí Giáo Dục

Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP.HCM vừa có buổi khảo sát kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 7-4-2022 (của HĐND TP.HCM về chính sách đặc thù chăm lo, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ em mồ côi và những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP) tại Sở Lao động – Thương binh & Xã hội (LĐ,TB&XH) TP.


Các em nh ti Trung tâm Bo tr Tr tàn tt, m côi Th Nghè

Theo Sở LĐ-TB&XH TP, việc thực hiện Nghị quyết 02 có ý nghĩa rất lớn đối với công tác an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các đối tượng thụ hưởng. Tuy nhiên, do đây là chính sách đặc thù mới của TP nên các địa phương vẫn còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện quy trình xét duyệt. Một số trường hợp dù là đối tượng thụ hưởng nhưng không đủ điều kiện xét duyệt hỗ trợ.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Văn Tính – Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH TP),  một số trường hợp người cao tuổi, neo đơn có vợ/chồng đã chết hoặc đã ly hôn từ rất lâu, thay đổi tạm trú nhiều nơi, bị thất lạc giấy tờ tùy thân nên rất khó trong việc làm hồ sơ xác nhận tình trạng hôn nhân để xác định đối tượng đủ điều kiện hưởng trợ cấp; một số trường hợp bị bệnh hiểm nghèo do không điều trị bệnh liên tục nên không cung cấp được hồ sơ bệnh án hoặc giấy xác nhận đang điều trị mới nhất do bệnh viện cung cấp. Đối với nhóm trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, có một số trường hợp gia đình chỉ lưu giữ giấy khai tử của cha hoặc mẹ nên không đủ hồ sơ để thụ hưởng. Ngoài ra, việc xác nhận cư trú thực tế tại địa phương (theo Thông tư số 56 của Bộ Công an) ở một số địa phương triển khai còn chậm đã ảnh hưởng đến việc xét duyệt hồ sơ. Một số quận, huyện không sâu sát trong việc rà soát, xét duyệt hồ sơ…

Từ thực tế này, ông Tính đề xuất nên kéo dài thời gian thực hiện chính sách đối với nhóm người cao tuổi, người trong độ tuổi lao động được hưởng đến khi qua đời; nhóm trẻ mồ côi được thụ hưởng đến khi đủ 22 tuổi.

Bà Trần Thị Kim Thanh – Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH TP) – cho rằng, dù đã rất cố gắng nhưng công tác thực hiện Nghị quyết 02 gặp rất nhiều thách thức từ chủ quan lẫn khách quan. Gần đây nhất, với hơn 6.000 trẻ mồ côi được hưởng chế độ chăm lo Tết của UBND TP nhưng đến nay mới thực hiện được với một số ít trẻ.

Ông Cao Thanh Bình – Trưởng ban Văn hóa Xã hội HĐND TP – khẳng định, Nghị quyết 02 là một nghị quyết đặc thù, đòi hỏi việc triển khai thực hiện phải chặt chẽ. Vì vậy, Sở LĐ-TB&XH cần có văn bản triển khai công việc đến chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, 21 quận huyện; triển khai đến đội ngũ cộng tác viên dân số gia đình và trẻ em, vì đội ngũ có khoảng 11 ngàn người. Đồng thời phải đánh giá tác động chính sách, thông qua nghị quyết có bao nhiêu người được chăm lo, được tạo công ăn việc làm…

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH TP, qua 10 tháng triển khai Nghị quyết 02 đã thực hiện đối với 2.222 trường hợp thuộc 5 nhóm đang thực tế cư trú tại địa phương. Theo đó, các đối tượng được hỗ trợ hàng tháng là 480.000 đồng, 720.000 đồng, 1,2 triệu đồng/người/nhóm. Bên cạnh đó, các đối tượng còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, hỗ trợ về giáo dục…

Phú Cát

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)