Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Chip máy tính tự phân hủy làm từ gỗ

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà khoa học Mỹ chế tạo thành công loại chíp bán dẫn mới làm từ gỗ, có thể tự phân hủy sinh học.

Anh-2677-1432797148.jpg

Con chip máy tính tự phân hủy sinh học do làm từ gỗ.

Nhóm nghiên cứu thay thế chất nền, hay lớp nâng đỡ bằng cellulose nanofibril (CNF), vật liệu linh hoạt làm từ gỗ. Nó có bề mặt nhẵn và giãn nở nhiệt tốt. Kết quả cho thấy hiệu suất hoạt động của chip làm từ gỗ tương đương với những con chip hiện có trên thị trường.

"Gỗ là vật liệu hút ẩm tự nhiên và có thể nở ra. Với một lớp phủ epoxy trên bề mặt của CNF, chúng tôi giải quyết được hai vấn đề là chống ẩm và tạo độ nhẵn cho phần bề mặt", chuyên gia Zhiyong Cai nói.

Hầu hết thiết bị điện tử di động được làm từ vật liệu không tái tạo, không thể phân hủy và có chất độc tiềm tàng. Vấn đề đáng lo ngại ngày nay là người tiêu dùng liên tục thải loại chúng khi chuyển sang dùng những thiết bị mới. Các nhà khoa học của Đại học Wisconsin-Madison cùng Bộ Nông nghiệp Mỹ hy vọng công nghệ chế tạo bán dẫn tự phân hủy sinh học sẽ giải quyết phần nào vấn đề này.

"Phần lớn vật liệu trong con chip có vai trò nâng đỡ. Chúng ta chỉ sử dụng ít hơn một vài micromet cho những thứ còn lại. Giờ đây, con chip sẽ an toàn như phân bón, bạn có thể đặt nó trong rừng và nấm sẽ phá hủy nó",Science World Report dẫn lời Zhenqiang Jack, thành viên của nhóm chuyên gia, cho hay.

Con chip phân hủy sinh học sẽ có nhiều tác động tích cực đến môi trường. Tuy nhiên, phải mất một thời gian khá lâu những con chip điện tử mới có thể được áp dụng rộng rãi.

Lê Hùng (theo vnexpress)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)