Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cho con được là người trong cuộc

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tr dù nh nhưng vn có nhng suy nghĩ đc lp và luôn mun đưc cha m ghi nhn mình là mt thành viên. Điu mà tr lo s nht là khi cha m coi nh vai trò ca tr, xem chúng như ngưi dưng, đ chúng ngoài cuc hu hết nhng vic trng đi ca gia đình.

nh minh ha. Ảnh: I.T

Đối với trẻ, cha mẹ là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự hình thành và phát triển nhân cách của chúng. Hầu hết những đứa trẻ đều rất thần tượng và bắt chước nhất cử nhất động của đấng sinh thành. Do đó, nhiệm vụ cơ bản nhất của các bậc phụ huynh là làm gương sáng cho con noi theo. Tuy nhiên, nhân vô thập toàn, không phải ông bố, bà mẹ nào cũng có khả năng hoàn hảo trước mặt con trẻ. Nhất là những trường hợp cha hoặc mẹ có những thói xấu, thì người còn lại thường rất băn khoăn không biết có nên che giấu, bao biện cho bạn đời hay không? Thực tế, cho thấy rằng dù là thành viên nhí trong nhà, nhưng phụ huynh không nên để trẻ đứng ngoài cuộc. Có rất nhiều trường hợp trẻ chính là nhà hòa giải, là cầu nối… giúp mọi người thấu hiểu nhau hơn.

Tht may mn và hnh phúc khi cùng con s chia nhng ni nim

Gia đình chị Thanh (Bình Thạnh, TP.HCM) vốn rất khá giả nhờ chăm chỉ kinh doanh. Hai đứa con gái của chị một lên 8 tuổi, một lên 10, rất ngoan ngoãn, học giỏi. Nhưng vợ chồng chị có dấu hiệu lục đục hơn 2 năm, nay chị đang chuẩn bị thủ tục để ly hôn, dù nghĩ rằng chồng đã có người khác nhưng lúc nào chị cũng che giấu trấn an hai con rằng: “Ba con phải đi làm ăn xa, lúc nào rảnh ba sẽ về thăm má con mình”. Nhưng khi biết không thể che giấu con mãi chuyện này, chị Thanh bèn chia sẻ mọi nỗi niềm với hai con gái: “Ba má sẽ không còn sống chung với nhau nhưng ai cũng yêu thương các con rất nhiều”. Dù còn bé, nhưng hai bé con chị Thanh quyết tâm tìm hiểu nguyên nhân vì sao ba mẹ rất yêu thương mình nhưng lại quyết tâm bỏ nhau, liệu có gì uẩn khúc ở đây. Con bé lớn còn nhờ ông bà và người thân đôi bên giúp đỡ. Khi mọi thứ được làm sáng tỏ, chị Thanh nhận ra con cái là tài sản vô giá, nhờ có sự “vào cuộc” của các con mà gia đình chị được đoàn tụ trong không khí đầm ấm, yêu thương. Với sự bao dung của chồng, anh chị quyết tâm làm lại từ đầu. Giờ đây, hạnh phúc trong vòng tay của gia đình, chị Thanh luôn thầm cảm ơn các nhà hòa giải nhí của mình.

Qua đó, cho thấy trẻ con thời nay luôn mong muốn được chia sẻ hoàn cảnh gia đình cùng cha mẹ. Nếu cha mẹ chưa nhìn nhận đúng vai trò của con, để chúng đứng ngoài cuộc, ban đầu trẻ sẽ thấy buồn chán, thậm chí là sốc và thất vọng vì cảm thấy mất niềm tin. Ở góc độ tâm lý của trẻ, khi bị cha mẹ giấu giếm hoặc bao biện những chuyện quan trọng của gia đình, trẻ cho rằng mình không được quan tâm, tin tưởng. Hệ lụy của nó là trẻ sẽ sống vô tâm, vô trách nhiệm trước những suy nghĩ và việc làm của cha mẹ. Con cái cũng là thành viên của gia đình, cần được cha mẹ tôn trọng khi đưa ra ý kiến và có quyền được biết những sự cố của gia đình.

Đ tr sng biết san s

Ở các lứa tuổi khác nhau, cha mẹ nên có các cách ứng xử khác nhau thể hiện sự ghi nhận vị thế của con. Hãy bắt đầu bằng những việc đơn giản, cha mẹ làm gương cho con cách ứng xử biết quan tâm, chia sẻ. Biểu đạt cho trẻ thấy những cảm xúc tích cực như hạnh phúc, vui vẻ, ấm áp khi mình được trẻ quan tâm. Trẻ sẽ nhận ra giá trị của sự sẻ chia và sẵn sàng quan tâm đến người khác. Khuyến khích, động viên con kịp thời trước những hành vi tử tế, hào hiệp của con đối với người khác. Dạy trẻ tính sẻ chia qua các tấm gương sống cao thượng, biết chia sẻ. Kể cho con nghe những câu chuyện về những gương sáng cụ thể ở trường, lớp, khu phố gần nhà trẻ sống. Trẻ luôn có nhu cầu sống tốt hơn, nên cách dạy nhẹ nhàng, từng chút một trẻ sẽ “ngấm” dần trong thói quen ứng xử hằng ngày.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý hc)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)