Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Chờ đón doanh nhân xã hội trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chương trình “Hỗ trợ doanh nhân xã hội” được Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP-Centre for Social Initiatives Promotion) triển khai từ tháng 6. Bà Phạm Kiều Oanh, giám đốc CSIP, cho biết:

Doanh nhân xã hội Võ Thị Hoàng Yến – giám đốc Chương trình khuyết tật và phát triển (DRD) – trao tặng 100 xe lăn mà chị vận động cho người khuyết tật – Ảnh: T.BÌNH

– “Doanh nhân xã hội” (DNXH) là khái niệm khá phổ biến trên thế giới nhưng còn mới mẻ ở Việt Nam. Đó là người sử dụng những phẩm chất, kỹ năng như các doanh nhân để trực tiếp xây dựng các tổ chức/doanh nghiệp xã hội nhằm giải quyết một vấn đề xã hội hay môi trường cụ thể. Khác với doanh nhân kinh tế, DNXH đánh giá thành công của mình không phải qua lợi nhuận mà bằng những tiến bộ xã hội mà họ đóng góp cho cộng đồng.

* Thưa bà, ở Việt Nam đã có DNXH chưa?

Trước mắt chương trình triển khai tại Hà Nội và TP.HCM. Các DNXH có ý tưởng hay đang trong giai đoạn thử nghiệm sẽ được xét chọn và cấp kinh phí tương đương 3.000-5.000 USD trong 12 tháng; với các dự án đã triển khai bước đầu mang lại kết quả, CSIP sẽ xét chọn hỗ trợ mở rộng và phát triển với kinh phí 20.000-30.000 USD trong 24 tháng. Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ kỹ năng quản lý doanh nghiệp, truyền thông, kết nối mạng lưới…

Để tìm hiểu hoặc đăng ký tham gia, mời bạn gửi email về: Dangkydnxh2009@gmail.com hoặc qua số điện thoại: (04).35378746-39940437 (gặp Thùy Dương).

– Có lẽ không hiếm lắm, nhưng bấy lâu nay không ai gọi và bản thân họ cũng không biết mình là DNXH. Năm 1997, chị Vân Anh (Hà Nội) đã mở công ty và lập đường dây điện thoại để tham vấn giúp đỡ chị em bị bạo hành trong gia đình. Đến nay đường dây nóng này đã hoạt động tại 22 tỉnh thành và nhận hàng trăm cuộc gọi mỗi ngày.

Còn tại TP.HCM, tôi rất ấn tượng với cách làm của chị Hoàng Yến, giám đốc Chương trình khuyết tật & phát triển (DRD). Là một phụ nữ khuyết tật, chị đã sáng lập, điều hành DRD triển khai nhiều dịch vụ miễn phí nhằm nâng cao năng lực và thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của người khuyết tật vào đời sống xã hội. Tôi cũng rất thích thú với câu chuyện anh Jimmy Phạm, người thành lập Trường dạy nghề và nhà hàng KOTO, để cứu giúp trẻ nghèo, lang thang, cơ nhỡ.

* Nhân viên xã hội, những người hoạt động từ thiện, có phải là DNXH?

– DNXH có thể là doanh nhân, nhân viên xã hội, nhà hoạt động từ thiện…điều đó tùy thuộc mô hình hoạt động của họ. Tuy nhiên, DNXH khác với những người hoạt động xã hội-từ thiện kiểu truyền thống ở chỗ họ sở hữu những phẩm chất, kỹ năng như của một doanh nhân thực thụ. Họ nhạy bén trong việc phát hiện, sử dụng các nguồn lực tiềm năng; đam mê, khát vọng tạo ra sự thay đổi; trực tiếp tạo lập, điều hành các tổ chức/doanh nghiệp xã hội; dám chấp nhận thách thức…

Đặc biệt, DNXH là người có đầu óc sáng tạo khi luôn đưa ra cách thức mới, sản phẩm mới để giải quyết vấn đề. Họ không ngừng mở rộng hoạt động để mang lại những thay đổi cho cộng đồng.

* Bà có thể giới thiệu đôi nét về chương trình Hỗ trợ DNXH tại VN?

– Cùng với tăng trưởng kinh tế, VN hiện phải đối mặt với nhiều thách thức về xã hội và môi trường nên rất cần sự tham gia của DNXH. Các phẩm chất của DNXH thật ra cũng là những phẩm chất thuộc tính của người trẻ, cho nên chương trình đặt kỳ vọng rất lớn vào các bạn trẻ. Chúng tôi tin rằng quá trình hiện thực hóa ý tưởng để mang lại lợi ích xã hội, môi trường cho cộng đồng cũng là quá trình DNXH trẻ lớn lên và khẳng định bản lĩnh, tài năng, nhân cách của mình.

Chương trình này hỗ trợ DNXH thực hiện các giải pháp mới, đột phá nhằm góp phần giải quyết vấn đề xã hội trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, người khuyết tật, dân nhập cư… DNXH không nhất thiết đưa ra những giải pháp phức tạp cho những vấn đề to lớn toàn cầu, mà là những giải pháp mới để giải quyết những vấn đề cụ thể của địa phương.

THÁI BÌNH (TTO)

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)