Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cho đồng tiền có nghĩa…

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ngày Tết, có dp chúng ta “trà dư tu hu” đ ngm li năm qua mình đã làm đưc bao nhiêu tin, to ra bao nhiêu ca ci… Ri chúng ta d tính năm mi mình s làm gì đ kiếm đưc nhiu tin hơn, có th làm giàu nhanh hơn vi nhng kế hoch, nhng toan tính c th. Ri chúng ta không quên chúc nhau nào là “thnh vưng”, “tn tài tn lc”…, tc là nhiu câu mang ý nghĩa mong mi giàu có.

Giáo viên và hc sinh Trưng Tiu hc Trương Quyn (Q.3) đp heo đt giúp đ bn bè khó khăn. Ảnh: N.Trinh

Nhưng qua những ngày Tết, hết những ngày nghỉ ngơi, thư giãn, khi ta trở lại guồng quay của cuộc sống, có khi nào ta tự hỏi: Ủa, mình lo làm giàu, lo kiếm tiền, lo chạy theo tiền để làm gì, khi ta bỏ quên việc tận hưởng giá trị cuộc sống?

1. Tôi nhớ, ông nội tôi hay dạy các cháu rằng nên sống vừa đủ, vừa phải, đừng quá tham lam tiền tài, vật chất. Có một chuyện ông thường kể: Một viên quan nọ hay tìm mọi cách để vơ vét tiền của. Người con rất bất bình nhưng không biết khuyên can thế nào. Một hôm, anh hỏi cha: “Cha gọi con của con là gì?”. Người cha đáp: “Là cháu nội”. “Thế con của cháu nội?”. Người cha hơi ngạc nhiên: “Thì gọi là chắt nội”. Người con chưa dừng lại: “Thế con của chắt nội cha thì cha gọi là gì?”. Người cha lắc đầu, nói chưa thấy ai còn sống mà có cháu hàng đó nên không biết gọi là gì. Người con nói: “Bây giờ cha lo thu góp của cải từ ngân khố, từ bá tánh để nhà mình giàu nứt đố đổ vách, con nghĩ đến mấy đời sau tiêu cũng không hết. Trong khi cha bày đủ mưu kế để lấy được tiền của thiên hạ thì để lại cho những đứa cháu mà cha không biết gọi nó bằng gì phỏng có đáng không?”. Người cha nghe như chợt tỉnh, từ đó không còn tham lam, nhũng lạm nữa.

Một câu chuyện khác. Vua Alexander Đại đế (356 – 323 TCN) đi kinh lý, phát hiện một viên quan ăn chặn tiền mua lương thảo cho quân đội. Thấy nhà vua hay chuyện, ông ta liền mang nhiều tiền đến tạ tội. Nhà vua rất tức giận, truyền đem tiền đó đặt trước những con ngựa, rồi phán: “Đó, nhà ngươi coi, ngựa có thèm tiền đâu? Thế thì tiền của nhà ngươi ta có thể dùng được việc gì?”. Nói rồi Alexander truyền trị tội tên quan kia…

Hay chuyện tên Casim, anh của Alibaba, sau khi nổi lòng tham từ câu chuyện tìm được kho báu của bốn mươi tên cướp, đã đưa những mười con lừa vào hang động để vơ vét châu báu, cuối cùng bị lòng tham làm cho lú lẫn, quên mất câu thần chú, mà chết dưới tay bọn cướp ngay cạnh kho báu… Vậy thì tham lam, cố tìm cách có nhiều tiền của để làm gì?

2. Nhiều người hay dùng hình tượng “chết rồi ra đi tay không” để chỉ rằng có cố làm cho giàu có thì chết cũng không đem theo được gì, cũng như người nghèo khó thôi. Phải chăng đó là cách nói, cách nghĩ của người không có nhiều tiền, của những người nghèo khó, coi như là tự an ủi cho cái nghèo của mình?

Làm giàu, tức là tạo ra nhiều của cải vật chất, luôn là mong mỏi của con người từ hàng ngàn năm qua, kể từ khi con người vượt qua thời kỳ hái lượm. Đó không chỉ là mục tiêu của từng con người mà còn là mục tiêu của toàn xã hội, bất kể ở giai đoạn nào. Từ công cụ lao động đồ đá, con người đã sáng tạo ra công cụ bằng đồng, bằng sắt, đã là một bước tiến nhảy vọt, của cải làm ra (nói chung của loài người) dư thừa gấp bội. Đến khi phát minh ra máy móc, từ máy hơi nước giản đơn cho đến máy được lập trình, thì năng suất lao động và sản lượng vật chất được tạo ra còn nhiều hơn nữa. Con người ngày càng giàu có hơn. Số người giàu có ngày càng nhiều hơn. Tức là chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng lên.

Ngày trước, người ta cần ăn no mặc ấm, bây giờ người ta chú trọng ăn ngon mặc đẹp. Ngày trước, người ta mất nhiều thời gian cho việc tìm cái ăn, bây giờ người ta dành nhiều thời gian để hưởng thụ cuộc sống. Ngày trước, người ta tay làm thì hàm mới nhai, bây giờ thì ngày làm tháng ăn. Ngày trước, mỗi người phải làm cật lực để tự nuôi sống bản thân thì bây giờ một người làm có thể nuôi sống nhiều người… Đó là vì con người đã không ngừng ứng dụng những tiến bộ công nghệ, đã đúc kết những kinh nghiệm của người đi trước để làm ra của cải dễ dàng hơn, nhiều hơn, hiệu quả hơn.

Tức là người ta cũng làm ra được nhiều tiền hơn. Tiền ở đây là đơn vị đại diện cho khối lượng của cải được làm ra, được trao đổi, mua bán. Nói rằng ai có bao nhiêu tiền thì cũng có nghĩa là hàm ý người đó đã làm ra được một khối lượng của cải nào đó; số tiền càng nhiều thì khối lượng của cải càng lớn; quy tắc này gần như luôn đúng, trừ vài trường hợp cá biệt khi lạm phát ở mức cao… Chính nhiều của cải, nhiều tiền đã làm cuộc sống của chúng ta ngày một tươi đẹp hơn.

3. Chúng ta gần như đều hướng đến cuộc sống ngày một tốt hơn, cả về vật chất lẫn tinh thần. Nên phần nhiều trong chúng ta đều muốn có nhiều tiền. Người tích cực thì cố gắng làm việc để có được những đồng tiền chân chính, từ công sức của mình. Kẻ gian tham thì tìm mọi cách để tốn ít sức nhất mà có được nhiều tiền nhất, kể cả bằng cách chiếm đoạt của cải của người khác. Ở một xã hội mà nhiều người chạy theo việc kiếm tiền, thường được gọi là “xã hội kim tiền”, có khi vì kiếm tiền mà người ta lơ là hoặc bỏ qua những điều tích cực khác. Chẳng hạn, chữ hiếu, chữ nhân, chữ nghĩa…, nói chung là đạo đức, thậm chí đến pháp luật người ta cũng giẫm bừa.

Nhưng xã hội cũng chứng kiến nhiều người ra sức kiếm tiền nhưng lại không dùng tiền cho riêng mình hoặc con cái mình. Nhiều tỉ phú hàng đầu thế giới đã cam kết dùng phần lớn tài sản của mình cho hoạt động xã hội, từ thiện. Ngay Việt Nam ta cũng có những người không giàu, việc kiếm tiền cũng vất vả nhưng luôn sẵn lòng chia sẻ với nhiều người khó khăn, cơ nhỡ, học sinh nghèo, người già neo đơn, người bệnh nan y… Đặc biệt, trong giáo dục, có không ít người toàn đi vận động (mà hay nói nôm na là “đi xin”) để có tập vở, bút sách, xe đạp, quần áo… cho học sinh nghèo, để có học bổng cho học sinh, sinh viên hiếu học; có khi họ vét cả những khoản lương hưu còm cõi để ủng hộ hoặc làm lộ phí trong mỗi chuyến đi… xin như thế. Xã hội vẫn có những danh xưng kỳ lạ, như “người ăn xin số 1…” (ở một địa phương nào đó), “người đi vác tù và hàng tổng”… để chỉ những người “chuyên” đi vận động người khác đóng góp, bản thân họ không chỉ đóng góp công sức mà còn tiền của, để giúp đỡ ai đó. Tức là họ cũng hướng đến việc có tiền, có nhiều tiền, nhưng không phải cho mình.

Chạy theo đồng tiền không chỉ vì lợi ích riêng tư của bản thân hoặc của gia đình, dòng họ, tức là bản thân nỗ lực làm xã hội giàu có thêm, rồi dùng tiền của đó làm cho nhiều người khác cùng giàu có lên, xét cho cùng là tích cực. Vì vậy, chúng ta vẫn phải cực lực lên án những hành vi chạy theo đồng tiền mà bất chất tất cả, hoặc xem đồng tiền mục tiêu duy nhất, cao nhất! Nhất là những kẻ vì làm giàu mà hủy hoại môi trường, gieo rắc chất độc hại cho người khác, lừa gạt người tiêu dùng, bóc lột sức lao động của công nhân…

Trnh Minh Giang

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)